Ảnh: BBC
Phân tích của Gartner cho thấy chủ đề chính của năm 2017 về chính trị và truyền thông toàn cầu chính là "tin giả".
Magnus Revang và Whit Andrews, hai tác giả của công trình, nói: "Xu hướng này sẽ được tiếp sức một phần bởi "hiệu ứng kiểm tra chéo" khiến người người đọc tin tìm kiếm, lựa chọn những thông tin giá trị song song mà bản thân tin rằng hoặc kỳ vọng nó sẽ chứng minh được sự thật".
Điều quan trọng là "làm ra" tin giả ít tốn kém hơn tin thật. Revang và Andrews cho biết: "Nơi nào có yếu tố chính trị hay kinh tế, tin giả sẽ chiếm ưu thế trước tin thật".
Không chỉ việc chủ động tạo ra tin giả, cuộc đua "từng giây từng phút" cung cấp thông tin nhanh nhất cũng khiến tạo ra một số tin không đúng.
Paula Bolyard, giám sát biên tập tại PJ Media, nói với Fox News: "Cuộc đua cập nhật thông tin 24/24 tạo ra xu hướng nhanh hơn. Điều này đôi khi khiến vì muốn là nơi đăng tin đầu tiên, các báo chính thống lại lấy tin sai".
Trong một nghiên cứu song song của Gartner, các nỗ lực dùng trí khôn nhân tạo của Facebook hay Google để chống tin giả cũng không thể ngăn được xu hướng này.
Tuy nhiên, trước xu thế tin giả đang ngày càng nhiều, Bolyard vẫn tỏ ra lạc quan: "Trong khi tin giả vẫn tiếp tục trở thành vấn nạn, tôi nghĩ có lẽ sự việc đã đi đến tới hạn khi mọi người trở nên dè chừng hơn và cẩn thận hơn trong việc chọn lựa nguồn tin".
Vừa qua, vụ xả súng tại Las Vegas khiến tạo ra nhiều luồng thông tin giả. Đầu tiên, nhiều clip trên YouTube khẳng định vụ xả súng chỉ là màn kịch. Sau đó, nhiều thông tin giả xuất hiện tràn lan về nhân thân của hung thủ cũng như bạn gái người Philippines của y.
Trước đó, rất nhiều thông tin giả đã được đăng tải vô trách nhiệm, gây thêm lo sợ về cơn bão Irma kinh hoàng.
Bản thân giám đốc truyền thông mạng của Tổng thống Donald Trump, Dan Scaviano Jr. cũng "dính chưởng" khi đăng đoạn clip thể hiện sức mạnh của bão Irma nhưng thực ra đoạn clip là từ một trận bão trước đó.