Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khá

(Baohatinh.vn) - Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đạt hơn 28.212 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khá

5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt hơn 23.547 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt hơn 23.547 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng thiết yếu tăng mạnh như: lương thực, thực phẩm đạt 10.848 tỷ đồng, tăng 26,7%; xăng dầu các loại đạt 2.921 tỷ đồng, tăng 34,7%; đồ dùng, thiết bị gia đình đạt hơn 2.422 tỷ đồng, tăng 27,6%; may mặc đạt hơn 1.236 tỷ đồng, tăng 36%...

Trong các nhóm hàng bán lẻ được thống kê, chỉ có doanh thu 2 nhóm hàng giảm so với cùng kỳ là nhóm ô tô con giảm 17,3% và phương tiện đi lại khác giảm 36,6%. Theo phân tích của Cục Thống kê, đây là các mặt hàng không quá thiết yếu, nhu cầu mua giảm, một phần do lãi suất tín dụng đang ở mức cao cũng như lượng vốn đang mắc tại thị trường bất động sản. Tuy nhiên, 2 nhóm hàng này tỷ trọng doanh thu bán lẻ không cao nên không ảnh hưởng quá lớn tới mức tăng chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khá

Doanh thu dịch vụ ăn uống 5 tháng đầu năm đạt hơn 2.727 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 2.852,3 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành l­ưu trú đạt 106,60 tỷ đồng, tăng 24,9%; ăn uống đạt hơn 2.727 tỷ đồng, tăng 24,6%; du lịch lữ hành đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 351,3%, so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác đạt 1.812,8 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, các nhóm doanh thu cao và tăng mạnh như: nhóm kinh doanh bất động sản tăng 22,6%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 44,7%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 149,8%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khá

Hoạt động du lịch sôi động góp phần tăng doanh thu ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng.

Đánh giá của ngành chức năng cũng cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước là do dịch bệnh COVID-19 không còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng thời tiết mùa nắng tác động đến doanh thu các mặt hàng điện lạnh, hàng may mặc, đồ uống, thực phẩm tăng nhu cầu tiêu dùng. Yếu tố mùa vụ kinh doanh cao điểm du lịch biển cũng làm tăng doanh thu các nhóm hàng thực phẩm hải sản, đồ uống, hàng may mặc, hàng lưu niệm.

Ngoài ra, trong những tháng đầu năm, trùng với các ngày lễ lớn, nhu cầu vui chơi giải trí tăng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, các nhà hàng đón nhiều du khách đến nghỉ dưỡng, ăn uống nên doanh thu tăng lên.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Thời điểm này, tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh, hàng hóa tết với đa dạng mẫu mã, giá cả đã lên kệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nhưng sức mua còn yếu.
Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Mặc dù bức tranh lạm phát vẫn chưa rõ ràng và nhu cầu về đồ trang sức vàng có thể suy yếu ở một số khu vực, nhưng triển vọng chung về giá vàng thế giới trong năm tới là tích cực, theo các nhà phân tích của Tập đoàn Heraeus Precious Metals.