Ông Muhammad Yunus, từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2006, sẽ trở thành người đứng đầu chính phủ lâm thời tại Bangladesh.
Ông Muhammad Yunus từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2006. (Nguồn: Getty Images)
Truyền thông Bangladesh đưa tin ông Muhammad Yunus, từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2006, sẽ trở thành người đứng đầu chính phủ lâm thời tại quốc gia Nam Á này.
Theo hãng thông tấn BSS, quyết định được đưa ra tại cuộc họp giữa Tổng thống Mohammed Shahabuddin với người đứng đầu ba cơ quan cùng các thành viên điều phối của Phong trào sinh viên chống phân biệt đối xử để hoàn tất bộ khung của chính phủ lâm thời trong tối 6/8.
Trao đổi với BSS, Thư ký báo chí của Tổng thống Joynal Abedin cho biết Tổng thống Shahabuddin đã nhất trí với đề xuất tại hội nghị, và các thành viên khác của chính phủ lâm thời sẽ được hoàn chỉnh trong sự tham vấn với các chính đảng khác.
Cũng theo BSS, phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Shahabuddin khẳng định Bangladesh đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc và để giải quyết vấn đề, chính phủ lâm thời cần phải được thành lập càng sớm càng tốt.
Ông cũng hối thúc tất cả các bên cùng nhau chung tay giải quyết khủng hoảng.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Shahabuddin đã giải tán Quốc hội, mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời một ngày sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi Bangladesh./.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.
Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc được chuyên gia đánh giá là biểu hiện khác của sự leo thang căng thẳng an ninh, và có thể sẽ biến đổi thành nhiều vấn đề nữa.
Việt Nam - Hoa Kỳ nhất trí hai bên khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thoả thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành trao đổi ngay.
Trong một động thái bất ngờ, ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, trong khi tăng thuế đối với hàng hoá Trung Quốc lên 125%.
Các Bộ trưởng Tài chính EU sẽ họp trong tuần này để thảo luận về cơ chế mua sắm và cho thuê quốc phòng mới, trong đó có thể bao gồm cơ chế cho Ukraine.
Những nỗ lực kinh doanh của Zhong Shanshan không chỉ giúp định hình lại ngành nước đóng chai tại Trung Quốc, mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân mới.
Tổng thống Trump nói quyết định áp thuế khiến Mỹ ở vị trí làm chủ tình hình, nhấn mạnh thuế giảm hay không phụ thuộc vào những gì các đối tác mang lại cho Mỹ.
Lào tổ chức quốc tang trong 5 ngày (từ 3-7/4) để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc và sự tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Lutnick, các nước sẽ phải thay đổi các quy tắc của mình để cho phép nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ hơn, nhằm giảm bớt tác động của các mức thuế này.
Ngày 3/4, người phát ngôn chính phủ Pháp Sophie Primas cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ vào cuối tháng 4, đồng thời sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tình hình an ninh tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Mirebalais, cách thủ đô 48km về phía đông bắc, gây ra làn sóng bạo lực mới tại quốc gia vùng Caribe này.
Các nguồn thạo tin cho biết ngày 1/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu sa thải nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng như nhân viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).