Tổng thống Biden kêu gọi người dân Mỹ tiêm phòng để chống lại biến thể Omicron

Ngày 21/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi người dân nước này tiêm vaccine để chống lại biến thể Omicron đang càn quét thế giới trước lễ Giáng sinh thứ hai của đại dịch.

Tổng thống Biden kêu gọi người dân Mỹ tiêm phòng để chống lại biến thể Omicron

Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AP)

Số ca nhiễm biến thể Omicron đang gia tăng trên khắp châu Âu, Mỹ và châu Á, bao gồm cả ở Nhật Bản, nơi một ổ dịch COVID-19 đã bùng phát tại một căn cứ quân sự với ít nhất 180 trường hợp mắc.

Tổng thống Mỹ Biden phát biểu tại Nhà Trắng, nơi ông tiết lộ kế hoạch mua 500 triệu bộ xét nghiệm COVID-19 nhanh để phát miễn phí cho những người Mỹ đầu từ tháng 1/2022: “Nếu bạn chưa được tiêm phòng đầy đủ, bạn có lý do chính đáng để lo lắng. Lựa chọn của bạn có thể là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết”.

Ông Biden đã cho điều động khoảng 1.000 nhân viên quân y để hỗ trợ các bệnh viện đang bị quá tải.

Biến thể Omicron hiện chiếm 73% tổng số ca mắc COVID-19 mới ở Mỹ, tăng từ mức chưa đầy 1% vào đầu tháng 12.

Ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phụ trách khu vực châu Âu , nói trong một cuộc họp báo ở Vienna rằng trong vòng vài tuần, biến thể Omicron sẽ thống trị ở nhiều quốc gia hơn trong khu vực, “đẩy các hệ thống y tế vốn đã phải chịu áp lực trong một thời gian dài đến bờ vực quá tải”.

Đức, Scotland, Ireland, Hà Lan và Hàn Quốc là một trong số các quốc gia đã áp dụng lại các biện pháp đóng cửa một phần hoặc toàn bộ cũng như các biện pháp giãn cách xã hội khác trong những ngày gần đây.

Bồ Đào Nha đã ra lệnh cho các hộp đêm và quán bar đóng cửa và yêu cầu người dân làm việc ở nhà trong ít nhất hai tuần kể từ ngày 18/12.

Theo Tổng thống Mỹ, lựa chọn về việc tiêm vaccine “có thể là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết”. (Ảnh: AP)

Nicola Sturgeon, Thủ hiến Scotland thuộc Vương quốc Anh, đặt ra kế hoạch đưa ra những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với các sự kiện cộng đồng lớn, bao gồm cả các trận đấu thể thao, trong ba tuần sau lễ Giáng sinh.

Bộ trưởng ứng phó COVID-19 của New Zealand Chris Hipkins cho biết, nước này áp đặt một số biện pháp phòng chống COVID-19 cứng rắn nhất thế giới và hiện đang hoãn việc mở lại biên giới cho đến cuối tháng 2/2022.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết, Đức sẽ áp dụng các bước mới bao gồm hạn chế các cuộc tụ tập riêng tư đối với những người đã được tiêm vaccine ở mức tối đa là 10 người trước Giao thừa. Ông Scholz đồng ý với người đứng đầu 16 bang của Đức rằng các sự kiện lớn, bao gồm cả các trận đấu bóng đá, sẽ không có khán giả.

Theo Thủ tướng Anh Boris Johnson, ông sẽ không đưa ra các biện pháp hạn chế COVID-19 mới ở Anh trước Giáng sinh, nhưng tình hình vẫn vô cùng khó khăn và Chính phủ nước này có thể cần phải hành động sau đó.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố gói hỗ trợ thêm 1 tỷ Bảng Anh (1,3 tỷ USD) cho các doanh nghiệp trong ngành khách sạn và các lĩnh vực kinh doanh khác bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Omicron.

Thụy Điển sẽ yêu cầu tất cả nhân viên làm việc tại nhà nếu có thể và áp đặt các quy định giãn cách xã hội chặt chẽ hơn.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết: “Tôi hiểu rằng nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì điều này, tôi cũng vậy, nhưng chúng ta hiện có một biến thể virus mới, có nghĩa là chúng ta đang ở trong một tình huống dịch mới”.

Omicron đã gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tài chính trong những ngày gần đây vì lo ngại về sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Biến thể này lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 ở miền Nam châu Phi và Hong Kong (Trung Quốc) và hiện đã được báo cáo ở ít nhất 89 quốc gia. Mức độ nghiêm trọng mà biến thể Omicron gây ra vẫn chưa rõ ràng, nhưng WHO cảnh báo rằng nó đang lây lan nhanh hơn so với biến thể Delta và hiện gây nhiễm bệnh ở những người đã được tiêm chủng hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19.

Israel đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron ở nước này.

Theo VTV

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.