(Baohatinh.vn) - Các vụ việc kiến nghị, phản ánh của công dân TP Hà Tĩnh chủ yếu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án...
Sáng 20/2, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Hiếu và Phó Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Văn Quý chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 2/2024 của TP Hà Tĩnh.
Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Hiếu và Phó Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Văn Quý chủ trì phiên tiếp dân.
Theo báo cáo, tổng số vụ việc thông qua các phiên tiếp công dân còn tồn đọng và tiếp nhận mới tại phiên tiếp công dân tháng 1/2024 là 10 vụ việc, đến nay còn 4 vụ việc đang giải quyết.
Nội dung kiến nghị chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án đê Hữu Phủ; giải quyết việc thiếu đất trên thực địa so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp; việc thực hiện văn bản chỉ đạo của cấp trên trong việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân của UBND phường Tân Giang; liên quan đến việc bồi thường dự án nhà ở xã hội tại phường Thạch Linh và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất nông nghiệp.
Lãnh đạo các địa phương, phòng, ban chuyên môn đã giải trình các nguyên nhân, vướng mắc trong công tác giải quyết phản ánh của công dân và đưa ra phương án xử lý thời gian tới.
TP Hà Tĩnh tiếp nhận kiến nghị của bà Trần Thị Thỉ về việc giải quyết chế độ liên quan đến đền bù đất sản xuất nông nghiệp.
Tại phiên tiếp công dân sáng nay, Ban Tiếp Công dân thành phố đã tiếp nhận nội dung kiến nghị của bà Trần Thị Thỉ (phường Nguyễn Du) về việc giải quyết chế độ liên quan đến đền bù đất sản xuất nông nghiệp.
Lãnh đạo địa phương, phòng, ban liên quan đã giải thích, trao đổi thẳng thắn về nội dung mà công dân đề xuất và hướng dẫn công dân cung cấp thông tin, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật.
Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng kết luận buổi tiếp công dân.
Kết luận buổi tiếp công dân, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng yêu cầu các phường, xã, phòng, ban chuyên môn tiếp tục nêu cao trách nhiệm trong việc tiếp công dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân; tiếp nhận đầy đủ thông tin, nội dung công dân cung cấp để phân loại, xử lý đảm bảo kịp thời, đúng quy định; nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định mới liên quan đến Luật Đất đai để cập nhật vào hồ sơ giải quyết các vụ việc.
Bí thư Thành ủy cũng đã chỉ đạo cụ thể các phương án để giải quyết từng vụ việc đang trong quá trình xử lý, đảm bảo khách quan và quy định của của pháp luật.
Hà Tĩnh - nơi đóng trụ sở chính của các cơ quan tài chính khu vực đang trở thành “ngôi nhà lớn” của nhiều cán bộ, công chức trở về để ổn định cuộc sống và bắt nhịp công việc.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.
Trong giai đoạn sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng trước hết phải tự đấu tranh với chính mình để nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân.
Việc kết nối dữ liệu hộ tịch điện tử góp phần thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hộ tịch trên môi trường mạng nhanh chóng, giúp giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân Hà Tĩnh.
Bộ Nội vụ cho biết cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
229 cán bộ, công chức Chi cục Thuế khu vực XI (công tác ở 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) vừa được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh,
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch nhằm thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy trong công việc.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, quan trọng, hiện nay cả hệ thống chính trị đang gấp rút tập trung triển khai.
Bộ Nội vụ đề xuất các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu đề xuất giữ nguyên Hà Tĩnh và 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay.
Ông Hùng làm việc theo chế độ hợp đồng được áp dụng như công chức tại cơ quan thuộc diện sáp nhập. Ông không biết mình đăng ký nghỉ việc thì có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 hay không?
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.
Đặt tên địa phương sau sáp nhập là việc hệ trọng, được Nhân dân ủng hộ, góp phần tạo di sản văn hóa bền vững cho thế hệ sau và kỷ nguyên phát triển của dân tộc.
300 đại biểu thanh niên đại diện cho hàng triệu thanh niên Việt Nam dự buổi đối thoại và đặt nhiều câu hỏi "nóng" cho Thủ tướng về chủ đề phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh thành tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, 2022 và 2023.
Lãnh đạo Hà Tĩnh mong Ban Quản lý KKT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, ưu tiên các dự án lớn, chiến lược, có tính lan tỏa và ảnh hưởng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một tỉnh cần đạt ba tiêu chuẩn: diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo các điều kiện này, Hà Tĩnh hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu