Trung-Ấn cùng điều pháo hạng nặng đến biên giới

Cùng với máy bay, tên lửa, pháo hạng nặng là vũ khí mới được cả Trung Quốc và Ấn Độ điều động khiến tình hình biên giơi thêm nóng.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), năm quân khu lớn ở nước này đều được trang bị pháo tự hành PCL-181 có cỡ nòng 155mm.

Kể từ khi khu vực biên giới với Ấn Độ nóng lên do xảy ra đụng độ, vũ khí này cũng đã được nhìn thấy với số lượng lớn gần cao nguyên Tây Tạng

Trong đó có những vũ khí được thiết kế đặc thù để leo núi cao như xe tăng hạng nhẹ Type 15. Xe tăng này cũng từng tham gia một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng.

Trung-Ấn cùng điều pháo hạng nặng đến biên giới

Pháo tự hành PCL-181.

Dù không có tuyên bố nào về mục đích đợt điều động vũ khí này được phía Trung Quốc đưa ra nhưng theo giới quan sát, những mâu thuẫn trên tuyến biên giới chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc dụng tới PCL-181.

PCL-181 cũng được đánh giá cao về tốc độ, sức bền và tính linh hoạt so với các loại pháo tiền nhiệm. Dòng pháo tự hành này có thể di chuyển với vận tốc 100km/h khi chở theo 27 đạn.

Với kích thước nhỏ gọn, PCL-181 rất phù hợp với đường núi hẹp và uốn khúc. Điều đặc biệt là gần như cùng thời điểm với việc PCL-181 xuất hiện, Lục quân Ấn Độ cũng đã điều số lượng lớn lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm đến tuyến biên giới gần với Trung Quốc.

Theo Times of India, hiện có khoảng hơn 60 khẩu lựu pháo M777 đã được điều động đến đơn vị thuộc khối tấn công vùng núi (Mountain Strike Corps) - bao gồm hơn 90.000 binh sĩ – để bảo vệ 4.000 km đường biên giới giáp Trung Quốc.

Phiên bản M777 Mỹ bán cho Ấn Độ được nâng cấp để cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực. Thậm chí Mỹ xem việc nâng cấp M777 nằm trong khuôn khổ trương trình NLOS-C (vũ khí tương lai không đường ngắm).

Công nghệ này đã thử nghiệm trên nòng pháo M777. Để tăng tính di động một trong những phiên bản M777 được trang bị đai xích. M777 sử dụng cùng một loại đạn giống như phiên bản trước đó. Pháo được trang bị màn hình hiển thị thông tin cho phép gửi tin nhắn văn bản tính toán hỏa lực.

Kết quả là M777 có thể khai hỏa sau 4 phút sau khi nhận được lệnh. Để khai hỏa có thể sử dụng đạn điều khiển M982 Excalibur với phạm vi tiêu diệt mục tiêu lên đến 40km, độ lệch tối đa không quá 10m.

Với tầm bắn và độ chính xác của M777 cho thấy, vũ khí này hơn hẳn PCL-181 của Trung Quốc. Dù không thể tự hành nhưng bù lại, M777 lại có thể dễ dàng được vận chuyển bằng trực thăng đến bất kỳ địa điểm nào. Trong khi đó, đây là điều không thể với pháo PCL-181.

Theo Tuấn Vũ/Baodatviet

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.