Bước ngoặt trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ?

Trung Quốc và Ấn Độ cam kết duy trì hòa bình tại khu vực biên giới chung, củng cố sự tôn trọng lẫn nhau để tăng cường hợp tác và sự phát triển chung.

buoc ngoat trong quan he trung quoc an do

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: THX/TTXVN

Thỏa thuận về nội dung này đã đạt được tại cuộc gặp ở New Delhi mới đây giữa hai đặc phái viên của Trung Quốc và Ấn Độ về các vấn đề biên giới là ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) kiêm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, và ông Ajit Kumar Doval, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ. Đối với cả hai bên, cuộc gặp lần thứ 20 của các đặc phái viên mang tính bước ngoặt.Đây là lần đầu tiên đại diện cho Bắc Kinh là một Ủy viên Bộ Chính trị. Về phần mình, New Delhi đã bày tỏ thiện chí khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp ông Dương Khiết Trì. Tân Hoa Xã trích dẫn câu nói của ông Narendra Modi rằng “Ấn Độ luôn luôn chủ trương phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, chủ trương tăng cường hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ song phương”.

Còn ông Dương Khiết Trì hứa hẹn rằng Trung Quốc chủ trương củng cố mối liên hệ chiến lược với Ấn Độ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong các vấn đề chiến lược và mở rộng hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Có một điều đáng chú ý. Đây là lần thứ hai các quan chức cao cấp của Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhau trong vòng chưa đầy một tháng. Đầu tháng 12/2017, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tiến hành đàm phán với Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tại New Delhi.

Người ta khó để chờ đợi bất kỳ đột phá ngoại giao từ cuộc gặp này, cũng như từ cuộc gặp của ông Dương Khiết Trì với ông Ajit Doval. Trong khi đó, tại hai cuộc gặp này, cả Ấn Độ và Trung Quốc không tập trung chú ý đến tranh chấp biên giới vì hiện nay vấn đề đó không thể giải quyết được. Hai bên đã gặp nhau để giảm mức độ không tin cậy lẫn nhau và đối đầu căng thẳng trên biên giới chung của hai nước. Chuyên gia Andrei Volodin từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Đương đại của Học viện Ngoại giao Nga cho biết, xu hướng trên sẽ tăng cường trong năm 2018. Ông Volodin nói: “Tại Ấn Độ, cũng như tại Trung Quốc, từ lâu có nhu cầu về việc cải thiện mối quan hệ song phương.

Những vụ tranh chấp lãnh thổ là rất khó giải quyết. Trong khi đó, rõ ràng là cả hai bên đều muốn giảm bớt căng thẳng trên đường biên giới, cũng như giảm nhẹ tranh luận gay gắt trong mối quan hệ song phương”.Tuy nhiên, ngoài vấn đề biên giới, hai bên còn có nhiều nội dung khác có thể gây ra tranh luận gay gắt. Ấn Độ chỉ trích sáng kiến “Vành đai và Con đường”, vì một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong khuôn khổ sáng kiến này là hành lang kinh tế Trung Quốc -Pakistan được thực hiện trong một khu vực mà Ấn Độ coi là lãnh thổ của mình.Một trong những sự kiện quốc tế qua trọng nhất trong năm 2017 là việc Ấn Độ và Pakistan gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách thành viên chính thức.

Khi đó, một số nhà quan sát đã đưa ra dự báo rằng SCO có thể giúp cải thiện mối quan hệ Trung - Ấn. Cụ thể là xóa bỏ thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Việc Ấn Độ gia nhập SCO rõ ràng là một thách thức đối với Trung Quốc. Trong khi đó, việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, trước hết trong vấn đề biên giới, sẽ tăng cường đáng kể vị trí của cả Ấn Độ và Trung Quốc, kể cả trong tam giác quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ-Mỹ.Mặt khác, Ấn Độ lo ngại trước việc ảnh hưởng của Trung Quốc đang tăng lên ở châu Á. Mỹ muốn lợi dụng vấn đề này để kiềm chế Trung Quốc với sự trợ giúp của Ấn Độ.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã cố gắng giải quyết nhiệm vụ này trong thời gian chuyến thăm Ấn Độ gần đây. Xét theo mọi việc, việc thành lập liên minh bốn nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia - một “NATO châu Á” - cũng phục vụ mục đích này. Theo ý kiến của hầu hết các nhà quan sát, cơ chế này nhằm đối phó với những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc tại châu Á. Một số chuyên gia lưu ý rằng, thỏa thuận gần đây về việc Singapore cho phép các tàu chiến của Ấn Độ tiếp cận sâu hơn căn cứ hải quân Changi (Hải quân Mỹ cũng đóng ở đó) có thể là một bộ phận của cơ chế này.

Rõ ràng đây là cách phản ứng với các hoạt động của Trung Quốc. Chuyên gia của Viện Nghiên cứu phương Đông (Nga) Tatyana Shaumyan nhận định: “Tình hình này là khá phức tạp và rất tế nhị đối với Ấn Độ. Trung Quốc đang thực thi chính trị rất tích cực trong khu vực này.

Gần đây, Ngoại trưởng Trung Quốc đã đến Bangladesh và Myanmar để giúp giải quyết vấn đề người tị nạn Hồi giáo. Các chuyến đi này cũng như thỏa thuận bàn giao cảng biển Hambantota ở miền Nam Sri Lanka cho Trung Quốc và hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, cũng như ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nepal, đều tác động trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ vì các sự kiện đó tập trung xung quanh lãnh thổ nước này”./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.