Truyện ngắn 1.200: Treo mùng

Chẳng gì cả, chỉ là một buổi tối Thuận đi ngang qua một con hẻm, nhìn vào một nhà, thấy một cô gái treo mùng.

Minh họa: Kim Duẩn

Minh họa: Kim Duẩn

Một cô gái không tay, hai cánh tay cụt ngang khuỷu, nhưng vẫn kẹp thành thạo cái dây mùng mắc lên sợi đinh đóng trên tường.

Một bà cụ, chắc là má cổ, ngồi dưới sàn nhà ngước lên nhìn con gái. Bà cụ già quá, đứng lên không nổi, ráng rướn người treo mùng có khi té gãy chân nên cô con gái dù không tay đã đảm nhận làm cho má công việc này.

Thuận là một thằng “tàng tàng” như cách mọi người nói. Nhìn cảnh cô gái treo mùng Thuận thấy ngộ ngộ, hay hay. Thế là một khoảng thời gian dài của Thuận, hơi vô lý nhưng cũng có lý, tới nhà ai, nói chuyện với ai, Thuận cũng hỏi người già nhất trong nhà được ai treo mùng cho ngủ?

Luôn phải có một người trong nhà treo mùng cho người già. Nhà giàu thường có...ôsin đảm nhận công việc treo mùng cho người già. Chiếc giường của nhà giàu cũng tiện nữa. Giường hộp, có sẵn khung mùng luôn. Ngủ thì thả mùng xuống, thức thì vén mùng lên. Tiện vậy nên thả mùng cũng nhanh gọn.

Nhưng ở thôn quê thì thường không có giường hộp. Người già, mà nhất là những gia đình nghèo có giường ngủ là may. Nhiều người già phải nằm trên chõng tre, nằm trên chiếc chiếu trải chèo queo dưới sàn nhà. Và ở thôn quê ôi chao là muỗi, côn trùng. Việc treo mùng ngó vậy mà quan trọng.

Người nhà quê dĩ nhiên ít có tiền mướn ôsin rồi. Tiền không đủ ăn hơi đâu mướn ôsin, có khi làm ăn thất bát, hạn hán, lũ lụt phải đón xe vô thành phố làm ôsin giúp việc cho nhà người ta chứ ở đó mà mơ mướn ôsin. Nên người treo mùng cho người già thôn quê thường là... một ai đó còn ở trong ngôi nhà đó.

Là con trai (thường ít, không hiểu vì sao con trai ngại việc treo mùng), con dâu (cũng không nhiều lắm), con gái chưa chịu... lấy chồng (hầu hết nhân vật này đảm nhận việc treo mùng cho cha mẹ già, ông bà già trong nhà).

Thuận đến chục nhà có người nhà yếu bệnh không thể tự treo mùng thì có tám nhà đảm nhận việc treo mùng là... các cô gái chưa đi lấy chồng.

Nếu đi lấy chồng thì họ vẫn treo mùng, không phải cho cha mẹ già của mình nữa mà treo mùng cho cha mẹ già của chồng và treo mùng cho... chồng và cho con (nếu có con).

Vậy việc treo mùng hiển nhiên là việc của phụ nữ, dù họ có chồng hay chưa, có con hay chưa... Thuận cũng nhìn thấy không ít những cô gái khuyết tật đảm nhận việc treo mùng cho cha mẹ già của họ.

Cái cảnh cô gái đứng lên treo mùng hình như nhỏ bé quá, dễ lãng quên quá nên người ta ít để ý. Nhưng đây lại là một việc thường xuyên và quan trọng.

Nó giống như ăn uống hằng ngày, vệ sinh cá nhân hằng ngày, lặp đi lặp lại, đều đều. Không treo mùng là...muỗi chích. Muỗi chích là khó ngủ, là bệnh chứ chẳng chơi. Vậy việc treo mùng rất quan trọng còn gì.

Nếu một người già nào đó không có con và bị thấp khớp, không đứng đi dễ dàng thì ai là người treo mùng cho người đó đây? Chà, căng à. Thuận là người sợ kết hôn. Đi đâu ai cũng nói: “Lấy vợ đi. Lấy vợ rồi có con sau này con nó nuôi cho”.

Thuận đã nghĩ thân mình mình nuôi, hơi sức đâu mà lấy vợ, có con chỉ với mục đích là chờ con nuôi. Còn chuyện cúng kính sau khi chết, lúc đó Thuận chết rồi có biết gì nữa đâu.

Người có con thì chết ấm cúng, hương đèn khói nhang, có người cúng nhớ. Người không con chết là hết. Nhưng chết thì cũng chết rồi, có biết gì đâu mà ngậm ngùi, chỉ là ngậm ngùi trong mắt những người trần gian.

Nhưng chưa một ai nói: “Lấy vợ, lấy chồng đi để có người...treo mùng cho lúc về già”. Câu này nghe thật sự là ngậm ngùi à. Có biết bao người già ở thành phố hay thôn quê, không có con, hay có con mà như không có, lủi thủi, một mình, cô độc lúc về già.

Nhìn người già hàng xóm có người treo mùng mà tủi phận mình không có ai treo mùng, làm món mồi tấn công của bọn muỗi.

Và cũng chưa có một người nào làm việc tốt bằng cách tối tối đi một vòng trong xóm hay trong hẻm treo mùng giùm mấy người già đó. Cả ý nghĩ này cũng khó nữa. Vì cái người đi treo mùng giúp đó biết là người xấu hay người tốt để... giao mùng cho mà treo?

Phải chi đừng có bọn muỗi - Thuận chợt nghĩ - Những người già neo đơn sẽ bớt tủi thân hằng đêm về việc treo mùng. Thuận cũng không phải tủi thân nếu một lúc nào đó đã già chát, hết đi nổi mà vẫn chưa có gia đình.

Nhưng làm sao không có bọn muỗi được? Ngoài việc đến thế giới này để chích người, hút máu, gây ra bệnh truyền nhiễm gì gì đó chúng còn gây ra một sự phân biệt mang tính xã hội: đó là những người già có người treo mùng và người già không có ai treo mùng.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.