Từ “lớp học ê a” ở Hà Nội, nghĩ đến thực trạng giáo dục nước ta

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao về cái lớp học luyện thi đại học (ĐH) môn Văn hy hữu ở Trung tâm Luyện thi Dịch Vọng quận Cầu Giấy (Hà Nội) do phóng viên báo Dân Trí đưa tin cùng đoạn video clip...

Tôi không muốn bàn luận gì về cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, về 1.000 học sinh (HS) sẽ là sĩ tử kì thi ĐH sắp tới, chen chúc trong lớp, đồng thanh đọc theo từng lời cô phần mở bài một bài văn mẫu và về những vị phụ huynh đã gửi con mình theo học ở đó. Vấn đề là từ lớp học này, khiến chúng ta phải suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Liệu lớp luyện thi này có đem lại hiệu quả như phụ huynh mong muốn? Nguồn: InfonetLiệu lớp luyện thi này có đem lại hiệu quả như phụ huynh mong muốn? Nguồn: Infonet

Thi cử là thước đo, hơn thế, là “thuốc thử màu” bộc lộ tính chất, bản chất của nền giáo dục một quốc gia. Ở nước ta, ai quan tâm giáo dục đều không khó nhận ra: các kì thi, từ các cấp học ở phổ thông cho đến ĐH, hệ thống đề ra thiên kiểm tra trí nhớ, còn hàm lượng trắc nghiệm óc suy luận, trí thông minh của HS thì rất ít.

Lại nữa, do chiếu cố thực trạng học lực của HS ngày nay hay do sợ “quá tải”… mà đề thi một số môn như môn Văn, ngay phần đọc thêm trong sách giáo khoa (SGK) cũng không được đưa vào, nói chi văn bản bên ngoài như trước đây vẫn ra. Chính vì vậy, đề thi các năm cứ phải lặp đi lặp lại chỉ mấy văn bản. Do đó, tình trạng dạy và học rập khuôn, máy móc, học vẹt, cô đọc - trò chép, học thuộc lòng, làm bài theo mẫu diễn ra hầu như phổ biến!

Còn nhớ chưa lâu, ở kỳ thi ĐH, một thí sinh ở Huế có bài văn đạt điểm 10, nhưng về sau mới biết chép thuộc lòng bài mẫu trong tài liệu (!?). Vì vậy, “sự kiện” cô giáo bắt cả lớp luyện thi ê a bài văn mẫu ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến đáng trách ít mà đáng thương thì nhiều!

Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân sâu xa hơn của vấn nạn này, ta sẽ tìm thấy nguyên nhân ở mục tiêu giáo dục, triết lý giáo dục của chúng ta. Phải chăng, nền giáo dục của chúng ta hiện nay chưa lấy cứu cánh là đào tạo con người với tư cách là một cá nhân - cá thể, tồn tại và phát triển những năng lực người của mình để thực sự sống và phụng sự?

Phải chăng, mục tiêu giáo dục của chúng ta trao và giao cho lớp trẻ quá nhiều sứ mệnh khi họ không được quan tâm và chưa được trau dồi cái bản thể của mình?
Phải chăng, mục tiêu giáo dục của chúng ta trao và giao cho lớp trẻ quá nhiều sứ mệnh khi họ không được quan tâm và chưa được trau dồi cái bản thể của mình?

Và phải chăng, do đó, mục tiêu giáo dục của chúng ta trao và giao cho lớp trẻ quá nhiều sứ mệnh khi họ không được quan tâm và chưa được trau dồi cái bản thể của mình.

Điều chỉnh mục tiêu, triết lý của nền giáo dục thì kéo theo đó, như một logic tất yếu, việc soạn thảo chương trình, SGK, việc dạy - học, thi cử - đánh giá, việc đào tạo và dùng người… được thay đổi kéo theo.

Tôi nghĩ rằng, lâu nay, trên các phương tiện truyền thông, chúng ta bàn nhiều về các vấn nạn của ngành GD-ĐT, nhưng chủ yếu mới đề cập những gì trên ngọn mà chưa đụng đến gốc vấn đề, ấy là mục tiêu giáo dục, triết lý đào tạo con người.

Như rất nhiều người dõi theo sự vận hành của việc dạy và học, của đề thi, thi cử - đánh giá, của SGK và nhiều hoạt động khác của ngành GD-ĐT hiện nay, lại ở trong ngành ngót 40 năm, tôi chiêm nghiệm, suy ngẫm nêu lên một số nhận định trong bài viết này về GD-ĐT. Còn giải pháp thay đổi nền GD-ĐT hiện nay, đó là một vấn đề rất trọng đại, cần những trái tim, đầu óc lớn, chúng tôi không đủ điều kiện đề cập ở đây. Chỉ biết rằng: sự thay đổi mang tính cách mạng này cần phải giải quyết từ gốc và có tính hệ thống.

Đó là nguyên tắc bất di bất dịch! Toàn xã hội ta đang nóng lòng chờ sự thay đổi mang tính chiến lược này…

Đọc thêm

Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương, cựu học sinh 12 Toán 1, THPT Chuyên Hà Tĩnh vừa liên tiếp nhận được thông báo trúng tuyển từ 12 trường đại học ở Mỹ. Cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Phúc Lương về hành trình chinh phục học bổng từ các đại học danh giá.
VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Không chỉ các con mà những người làm cha, làm mẹ cũng đang trải qua một “kỳ thi” đặc biệt của riêng mình với đầy ắp những áp lực, lo âu, niềm tin và sự kỳ vọng.
Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Hơn 17.300 thí sinh tại Hà Tĩnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Một ngày thi mang đến nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi lần đầu tiên đề thi được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ… tạo nên bức tranh tươi sáng sau môn thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dù phía trước vẫn còn những thử thách nhưng niềm tin sau môn Ngữ văn sẽ là động lực để sĩ tử bước tiếp bằng tâm thế tích cực và quyết tâm.
[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được xem là cột mốc đặc biệt, đánh dấu bước chuyển mình trong hành trình học tập của các bạn học sinh lớp 12. Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đạt kết quả tốt nhất, việc nắm vững các mốc thời cùng những thông tin thiết yếu về kỳ thi là điều hết sức cần thiết.
36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

Cùng với hơn 1,16 triệu thí sinh cả nước, từ ngày mai (25/6), hơn 17.300 thí sinh Hà Tĩnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trước “giờ G”, 36 điểm thi đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón thí sinh.