Tư tưởng của Ph.Ăng-ghen với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

(Baohatinh.vn) - Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ XIX, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập học thuyết khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.

Kỷ niệm 202 năm ngày sinh Ph.Ăng-ghen 28/11 (1820-2022)

Tư tưởng của Ph.Ăng-ghen với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen. Ảnh Internet.

Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố Ba-rơ-men, tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ, trong một gia đình chủ xưởng dệt. Ông đã cùng với Các Mác sáng lập học thuyết Mác - học thuyết khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó có những tư tưởng thiên tài của Ph.Ăng-ghen, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH và hiện nay đang lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Tư tưởng của Ph.Ăng-ghen với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Con đường Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc và CNXH. Ảnh Internet

Những tư tưởng của Ph.Ăng-ghen về triết học, kinh tế chính trị, CNXH khoa học... đến nay vẫn giữ nguyên tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước ta, nhất là trong việc nhận thức và làm sáng tỏ quy luật vận động tất yếu của cách mạng Việt Nam. Qua đó, giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện phát triển nền kinh tế. Đảng đã khẳng định: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”.

Qua hơn 35 năm đổi mới đất nước cho thấy, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của nó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, dùng lý luận đó làm cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, lấy đó làm cơ sở xuất phát để hoạch định đường lối đổi mới.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã nhận thức sáng tỏ hơn sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, tăng cường vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, hướng đến xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tư tưởng của Ph.Ăng-ghen với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung, của Ph.Ăng-ghen về con đường đi lên CNXH, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng ta đã tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH, nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng rõ hơn, trên cơ sở đó, Đảng đề ra và từng bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Nội lực của đất nước và dân tộc đã được huy động vào các mục tiêu phát triển, cùng với các nguồn ngoại lực ngày càng được tranh thủ, khai thác có hiệu quả, bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới và xây dựng CNXH của Nhân dân Việt Nam đi tới thắng lợi.

Có thể nói, phương pháp luận, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung, tư duy biện chứng của Ph.Ăng-ghen nói riêng là một hệ thống tri thức quý báu, đòi hỏi cần tiếp tục được nghiên cứu nghiêm túc để có thêm cơ sở khoa học cho bổ sung, phát triển CNXH khoa học; để tiếp tục đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, làm sáng tỏ hơn lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

(Biên soạn từ tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương)

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.