Tuần dương hạm chống ngầm độc nhất vô nhị của Hải quân Nga

Trong biên chế Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga có một chiến hạm rất đặc biệt, thậm chí nó được nhận xét thuộc hàng có một không hai trên thế giới.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô được trang bị nhiều lớp tàu chiến mặt nước có tính năng kỹ chiến thuật rất đặc biệt. Một trong số đó là tuần dương hạm chống ngầm lớp Kara.

Cần lưu ý rằng Kara chỉ là tên định danh của khối quân sự NATO dành cho lớp tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển Dự án 1134B (Berkut B). Trong khi đó, Hải quân Liên Xô lại phân loại nó một cách rất đơn giản là “Tàu săn ngầm cỡ lớn” chứ không gọi đích danh là “Tuần dương hạm”.

Về cơ bản thì Kara là chính biến thể phóng to của tuần dương hạm chống ngầm lớp Kresta II thế hệ trước với việc trang bị động cơ turbine khí hiện đại thay cho động cơ hơi nước truyền thống vốn bộc lộ quá nhiều nhược điểm.

Ngoài chức năng theo thiết kế là chống ngầm, tuần dương hạm lớp Kara còn được giao đảm trách nhiệm vụ kỳ hạm của hạm đội hải quân, với khả năng chỉ huy, điều khiển và giao tiếp rất tốt nhờ những thiết bị chuyên dụng mà nó mang theo.

Tuần dương hạm chống ngầm độc nhất vô nhị của Hải quân Nga

Tuần dương hạm chống ngầm Kerch lớp Kara của Hải quân Nga

Thông số kỹ thuật cơ bản của tuần dương hạm săn ngầm lớp Kara bao gồm: Lượng giãn nước đầy tải 9.700 tấn; chiều dài 173,2 m; chiều rộng 18,6 m; mớn nước 6,7 m. Tàu được trang bị 4 động cơ turbine khí công suất 120.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 34 hải lý/h; tầm hoạt động 9.000 hải lý; thủy thủ đoàn 380 người.

Do là một thiết kế ra đời từ lâu khi chưa có tư duy "tàng hình hóa" nên chiếc Kara không có các góc cạnh trơn tru nhằm tán xạ sóng radar. Mọi vũ khí và thiết bị điện tử của nó đều phô hẳn ra ngoài cùng với phần kết cấu thượng tầng "thẳng đứng", khiến tàu dễ bị phát hiện từ xa bởi phương tiện trinh sát điện tử của đối phương.

Tuy nhiên điều này theo nhận xét thì cũng không quá quan trọng đối với tuần dương hạm Kara. Nguyên nhân do chức năng của nó là chống ngầm chứ không phải tác chiến chống tàu mặt nước, nó hiếm khi gặp phải tình huống giao chiến với tàu địch mà nhiệm vụ này sẽ do phương tiện khác trong biên đội đảm nhiệm.

Tuần dương hạm chống ngầm độc nhất vô nhị của Hải quân Nga

Tuần dương hạm chống ngầm lớp Kara gây ấn tượng mạnh bởi vẻ bề ngoài khá đặc biệt

Dàn vũ khí của tuần dương hạm lớp Kara khá đồ sộ và toàn diện. Để đảm trách chức năng chống ngầm, vũ khí chủ đạo của tàu là 8 tên lửa SS-N-14 Silex bố trí trong 2 cụm 4 ống phóng phía trước tàu. Bên cạnh đó là 2 cụm 5 ống phóng ngư lôi hạng nặng PTA-53-1134B cỡ 533 mm, đi kèm 4 bệ phóng đạn rocket chống ngầm (2 bệ RBU-6000 và 2 bệ RBU-1000).

Ngoài săn ngầm, tuần dương hạm Kara còn có năng lực phòng không rất mạnh nhờ được tích hợp 80 tên lửa tầm trung SA-N-3 Goblet và 40 tên lửa tầm ngắn SA-N-4 Gecko. Đặc biệt hơn, chiếc tuần dương hạm mang tên Azov thuộc lớp còn được sử dụng làm tàu thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa SA-N-6 (phiên bản hải quân của S-300) với 24 tên lửa.

Vũ khí phụ của Kara bao gồm 2 pháo 76 mm nòng đôi AK-726, 4 pháo phòng không bắn nhanh AK-630 30 mm. Sàn đáp và nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho phép mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-27.

Tổng cộng có 7 tuần dương hạm lớp Kara được đóng trong giai đoạn 1968 - 1975 tại nhà máy Mykolaiv nay thuộc lãnh thổ Ukraine, hiện chỉ duy nhất chiếc Kerch còn hoạt động trong thành phần Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

Theo DNVN

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.