Chỉ vỏn vẹn 1.120 chữ, được sắp xếp trong 49 câu, Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc trong cuộc mít tinh chiều ngày 2/9/1945 tại Thủ đô Hà Nội đã được thế giới đánh giá là một văn kiện lịch sử, văn bản pháp lý ngắn gọn, chặt chẽ, sắc bén, có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thời đại rất sâu sắc.
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh là khúc tráng ca bất diệt được lưu lại trong các bản tuyên ngôn thiên cổ hùng văn.
Tinh thần, giá trị của Tuyên ngôn Độc lập mãi mãi là động lực quan trọng cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
78 năm đã qua nhưng bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn vang vọng non sông, thấm sâu vào trái tim mỗi người Việt Nam. Ngày Quốc khánh - Tết Độc lập, mỗi người dân đều có quyền tự hào về thành quả cách mạng, tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc anh hùng... Tiếp bước truyền thống lịch sử hào hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân Hà Tĩnh đã, đang và sẽ phát huy năng lượng, khí thế, tinh thần ấy vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Với tầm nhìn xa trông rộng của một thiên tài, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nắm bắt được tình hình thế giới, đánh giá đúng thời cơ cách mạng để cùng Đảng ta lãnh đạo Nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
77 năm qua, bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn nguyên giá trị, khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị về quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc luôn vang vọng non sông, nhắc nhở các thế hệ hôm nay vững bước đi lên trên con đường dân tộc ta đã chọn.
“Người về đem tới ngày vui - Mùa thu nắng tỏa Ba Đình”, đó là câu trong bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của cố nhạc sĩ Văn Cao. 77 năm qua, hình ảnh Ba Đình trong nắng mùa thu thật đẹp và lộng lẫy, xao xuyến lòng người, gợi nhớ về một ngày mùa thu lịch sử.
Thiên nhiên vần xoay theo quy luật 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, dấu ấn riêng, gắn với các sự kiện lịch sử của dân tộc và cảm xúc của con người. Nếu như mùa xuân gắn với mừng Đảng ra đời thì mùa thu lại định vị trong lòng người dấu mốc Cách mạng tháng Tám thành công, mừng tết Độc lập 2/9.
Cách đây 76 năm, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là sự kiện lịch sử vĩ đại, trở thành mốc son chói lọi, làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Đất trời đã chuyển sang thu, dịu dàng hơn, sâu lắng hơn. Tháng tám mùa thu, mùa cây cối sai quả sau những tháng ngày chắt chiu hương thơm và vị ngọt. Tháng tám mùa thu với lòng người Việt Nam còn ý nghĩa thiêng liêng hơn: mùa gặt hái những thành quả cách mạng.
Trên dòng xanh vô tận, con người viết nên lịch sử bằng những cột mốc. Mùa thu thênh thang mây trắng, nắng vàng. Có những mùa tĩnh lặng nhưng vẫn như còn nghe bao âm thanh từ một thuở dội về.
75 năm trôi qua, song đến hôm nay và cả muôn sau, Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 vẫn vẹn nguyên giá trị dân tộc và thời đại.
Tháng Tám, trong cái nắng nồng cuối hạ đã nghe hơi thu dìu dịu khi cơn mưa đầu mùa tưới tắm lên những cánh đồng lúa đang thì ngậm sữa và dọc các con phố, lá đã khởi vàng. Lòng người nghe mênh mang tiếng thu gọi về bâng khuâng, xao xuyến.
Nghiên cứu về lịch sử, triết gia - nhà sử học Will Durant đã đúc rút: “Triết lý của sử giúp chúng ta thấy hiện tại dưới ánh sáng của dĩ vãng”(*). Bởi vậy, trong thế đứng hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những bước đi đầu tiên của chính quyền non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà người “dẫn dắt” là Hồ Chí Minh.
Thật hữu duyên khi trong những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử này, từ Hà Tĩnh, tôi có dịp trở lại Thủ đô Hà Nội. Trong hương sắc mùa thu, trong dịu dàng đất trời, giữa Quảng trường Ba Đình rực nắng, xúc cảm về mùa thu cách mạng hào hùng của dân tộc lại trở về thật sâu đậm.
Mở đầu năm Kỷ Dậu - 1969, như thường lệ Bác vẫn có thơ Xuân chúc Tết gửi đồng chí, đồng bào: Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên, chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.
Ngày 2/9/1945, trong nắng gió Ba Đình, Bác Hồ kính yêu đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Tổ quốc hồi sinh trong dáng vẻ ngạo nghễ của lá quốc kỳ bay dưới trời Việt Nam, trong câu hỏi như một lời khẳng định của Bác Hồ: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”? Cả quảng trường vang dậy: “Có ạ!”. Ấy là thời khắc thiêng liêng vỡ òa cảm xúc của muôn triệu con tim.
Độc lập dân tộc gắn chặt với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước là tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng lớn này đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn Độc lập mà cách đây 73 năm, ngày 2/9/1945, Người đã thông báo trước thế giới: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Năm nay đã 102 tuổi, cán bộ lão thành cách mạng Ngô Đức Mạch (tổ dân phố 1B, thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) như ngọn đèn trước gió. Dù ký ức đã “vùng nhớ, vùng quên” nhưng bất kỳ lúc nào, chỉ nghe nhắc đến những ngày tháng 8, tháng 9 năm 1945 là tinh thần cụ lại rất sôi nổi và kể lại rành rọt những ngày lịch sử.
Trong mỗi đời người, ai cũng lưu lại những ký ức đánh dấu bước trưởng thành của mình như ký ức tuổi thơ, ký ức đời lính... Trong mỗi dân tộc cũng có những ký ức lịch sử như những cột mốc đánh dấu những chặng đường phát triển của đất nước. Cách mạng tháng Tám chính là một cột mốc quan trọng: Lật đổ chế độ áp bức, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, cộng hòa...
Tháng năm, sen nở thắm mặt hồ, đưa ta về thăm cõi Bác xưa. Hoàng Trù quê ngoại, Kim Liên quê nội, trời bỗng như xanh cao hơn, nắng trải vàng màu mật ong lên mái rạ, bờ tre nhà Bác. Lối xưa như còn vương hơi ấm năm nào Người về thăm quê.
Đất nước mình có bốn mùa. Mùa xuân trăm hoa đua nở, mùa hạ nồng nàn nắng lửa, còn mùa thu lại chan chứa dịu dàng. Cái dịu dàng rất đỗi Việt Nam đi dọc dặm dài đất nước, xứ sở nào cũng hiện hữu sắc xanh: Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Mùa thu xanh cho mọi cảnh vật đẹp hơn, mùa thu xanh cho đất nước thanh bình, tình người đằm thắm lại.
Không chỉ mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tinh thần quật khởi và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng Tháng Tám đã trở thành động lực tinh thần to lớn, giúp toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết một lòng, đánh thắng các thế lực ngoại xâm, thực hiện thống nhất đất nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới.
Nói về người Xứ Nghệ trên đất Thăng Long, dẫu chỉ thu hẹp dưới góc nhìn văn hóa, văn chương, học thuật, nghệ thuật, tôi không thể không nói đến Hồ Chí Minh như là một tên tuổi đẹp nhất, là người Việt Nam nhất, trước khi trở về với gốc gác Xứ Nghệ...
Trong hệ thống tác phẩm văn học Việt Nam, hiếm có tác phẩm vừa mang giá trị lịch sử vừa mang giá trị thời đại. Nằm trong số không nhiều ấy, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định được tầm trí tuệ uyên bác và khả năng ngôn ngữ bậc thầy. Bởi thế, dẫu cách xa thời điểm công bố đã 71 năm, song bản Tuyên ngôn vẫn còn rất nhiều giá trị, góp phần củng cố nhận thức mỗi người về tinh thần dân tộc.