Nền độc lập nước ta và các áng thiên cổ hùng văn

(Baohatinh.vn) - Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh là khúc tráng ca bất diệt được lưu lại trong các bản tuyên ngôn thiên cổ hùng văn.

Nền độc lập nước ta và các áng thiên cổ hùng văn

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt. (Ảnh: Internet)

1. Bài thơ “thần” của Lý Thường Kiệt vang lên trên sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt sau nghìn năm Bắc thuộc.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)

(Bản dịch của Trần Trọng Kim)

Bài thơ khẳng định sông núi nước Nam là của người Việt, một quốc gia có chủ quyền, có chính thể nhà nước, có cương vực lãnh thổ, là địa bàn định cư của con Rồng cháu Tiên. Đó là chân lý hiển nhiên, là lẽ phải, đã được thực tiễn khẳng định, sáng rõ như “thiên thư”, như mặt trời, trăng sao vậy. Mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược, đồng hóa của kẻ thù ngoại bang đều trái đạo lý, phi nghĩa, nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.

Với thể thất ngôn tứ tuyệt, bài thơ vang lên như một bản tuyên ngôn chắc nịch về nền độc lập của nước Đại Việt, vua với dân đồng lòng, chung sức, sẵn sàng nghênh chiến, đánh tan kẻ thù xâm lược.

Chính sức sống mãnh liệt của văn hóa dân tộc, của ý chí sinh tồn của cư dân Việt dù phải trải qua thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc sáp nhập, lập bộ máy cai trị rộng khắp vô cùng thâm độc - vẫn không ngăn nổi ý chí sinh tồn của một dân tộc quyết giữ vững nền độc lập. Từ cột mốc lịch sử này đã mở ra thời kỳ tự chủ Lý, Trần, Lê... hàng trăm năm sau giang sơn bền chính khí, xã tắc vững âu vàng!

2. Sau hơn 10 năm kháng chiến đánh đuổi quân Minh xâm lược (1418-1428), Nguyễn Trãi đã chấp bút viết nên bản hùng ca “Bình Ngô đại cáo” ca ngợi thắng lợi vĩ đại của dân tộc và một lần nữa khẳng định nền độc lập không gì lay chuyển của nước Việt.

Nền độc lập nước ta và các áng thiên cổ hùng văn

“Bình Ngô đại cáo” - bản hùng ca. (Ảnh: Internet).

Mở đầu bản “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.

Kết thúc, bản đại cáo khẳng định tương lai tươi sáng của dân tộc:

“Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.

Bản đại cáo như một lời tuyên ngôn độc lập mang ý nghĩa một văn bản pháp lý (sánh ngang vương triều phương Bắc), được viết theo lối văn biền ngẫu, hùng hồn, tự tin, hào sảng, đanh thép và đầy kiêu hãnh của người chiến thắng. “Bình Ngô đại cáo” xứng đáng là di sản tư liệu ký ức không chỉ của dân tộc Việt mà mang tầm vóc thế giới.

3. Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt quốc dân đồng bào đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 78 năm kể từ ngày ra đời, Tuyên ngôn Độc lập trở thành bản hùng văn vĩ đại trong lịch sử dân tộc và là áng văn kiệt xuất trong lịch sử văn học nước nhà, đã, đang và sẽ mãi mãi tỏa sáng giá trị cao đẹp nhất, làm nức lòng các thế hệ người Việt Nam.

Nền độc lập nước ta và các áng thiên cổ hùng văn

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: tư liệu).

Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng một chân lý vĩnh cửu và phổ biến: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Tiếp đó, bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo và lên án những tội ác của thực dân Pháp. Chúng đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”, thực hiện một chính sách cực kỳ phản động trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng, không “bảo hộ” cho ta mà “bán” nước ta cho Nhật. Từ đó, dân ta chịu 2 tầng xiềng xích: Pháp và Nhật.

Sau khi phân tích tình hình nước ta từ mùa thu năm 1940 đến khi Nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, bản Tuyên ngôn Độc lập nhấn mạnh: “Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

Nền độc lập nước ta và các áng thiên cổ hùng văn

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, được Thông tấn xã Việt Nam phát đi toàn thế giới bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp vào ngày 15/9/1945. (Ảnh tư liệu).

Bản Tuyên ngôn Độc lập trịnh trọng tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; thủ tiêu hoàn toàn chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thể Nhân dân Việt Nam với toàn thế giới. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với bố cục chặt chẽ, lời văn súc tích, cô đọng, cách diễn đạt vừa giản dị, vừa sắc bén, dẫn chứng cụ thể, hùng hồn, bản Tuyên ngôn đã lay động tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc và cổ vũ tinh thần độc lập cho mỗi người dân Việt Nam. Bản Tuyên ngôn là kết tinh của lòng yêu nước nồng nàn, của khát vọng cháy bỏng về nền độc lập cho nước nhà và lời thề đanh thép về giữ gìn nền độc lập thiêng liêng ấy...

Mỗi ngôn từ trong bản Tuyên ngôn chứa đựng tình cảm dạt dào từ trái tim lãnh tụ và mỗi người dân, linh thiêng như phù sa sông Hồng cuộn chảy nghìn năm, kế thừa mạch nguồn truyền thống từ các Vua Hùng mở nước, trải các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê... dựng nước và giữ nước đến vinh quang rực rỡ thời đại Hồ Chí Minh hôm nay.

Hào khí bản hùng văn thiên cổ vẫn mãi âm vang, thúc giục, vẫy gọi dân tộc ta đi qua cuộc trường chinh giữ nước với sức mạnh vô song, ngời sáng chính nghĩa, vượt muôn trùng gian khổ, hy sinh, xây đài độc lập vững bền muôn thuở.

Chủ đề CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...