Thủ tướng Chính phủ: Tuân thủ nguyên tắc "3 phải" để ứng phó với thiên tai

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó có Hà Tĩnh, cần tuân thủ nguyên tắc “3 phải” trong ứng phó với thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

bqbht_br_phong-chong-thien-tai.jpg
Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh tham dự phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025

Chiều 24/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Đại tá Nguyễn Xuân Thắng – Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 3.321 xã, phường, đặc khu trên cả nước.

bqbht_br_phong-chong-thien-tai-1.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Đại tá Nguyễn Xuân Thắng – Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Thiên tai năm 2024 xảy ra rất khốc liệt, cực đoan với nhiều loại hình trên khắp các vùng miền trên cả nước. Thiên tai đã làm 519 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 91.622 tỷ đồng.

Đặc biệt, bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền. Bão và mưa lũ sau bão đã làm 345 người chết, mất tích; nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 84.544 tỷ đồng.

bqbht_br_phong-chong-thien-tai-2.jpg
Các đại biểu tham dự phiên họp ở điểm cầu Hà Tĩnh.

Từ đầu năm 2025 đến nay, thiên tai khiến 114 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước tính trên 553 tỷ đồng. Đặc biệt, dông lốc trước bão số 3 xảy ra vào ngày 19/7 đã làm chìm tàu Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh làm 39 người chết, mất tích; hoàn lưu bão số 3 gây mưa lũ lớn tại tỉnh Nghệ An.

Theo Quyết định số 1585 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia được thành lập dựa trên tổ chức lại của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ xây dựng, triển khai các chính sách, pháp luật, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn.

Trước diễn biến thiên tai cực đoan, khốc liệt, cả hệ thống chính trị, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các lực lượng vào cuộc và phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là sự chủ động của người dân và các cấp chính quyền cơ sở.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được thực hiện quyết liệt từ sớm, từ xa với phương châm chỉ đạo “chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất”; công tác khắc phục hậu quả được thực hiện với tinh thần đại đoàn kết, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

bqbht_br_mua-lu-o-ha-tinh-5.jpg
Hà Tĩnh chủ động ứng phó với thiên tai, mưa bão.

Cung cấp kịp thời các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm phục vụ công tác chỉ đạo, phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Các địa phương tổ chức lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa tự động phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Huy động nguồn lực lớn khắc phục hậu quả thiên tai, bao gồm 5.530 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024; 1.052 tấn gạo, 629 tấn hạt giống các loại, 90.000 lít hoá chất khử trùng.

Tại Hà Tĩnh, năm 2024, thiên tai đã làm tốc mái hơn 60 nhà dân và một số công trình phụ trợ; sụt lún kè bờ sông, bờ biển và sạt lở đất đá, ngập lụt nhiều tuyến giao thông, ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân và thiệt hại kinh tế.

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều hình thái thời tiết cực đoan, trong đó, trận mưa lớn vào đêm 24 tới sáng 25/5, trận giông lốc vào tối 19/7 và hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại về người và tài sản, kinh tế.

Tại phiên họp, đại biểu các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

phong-chong-thien-tai-3.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá tác động của biến đổi khí hậu khiến thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, khó đoán định. Dù các đơn vị, địa phương đã rất chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, dự báo, cảnh báo, tuyên truyền để người dân chủ động phòng, ngừa, ứng phó với bão, giảm thiểu thiệt hại, nhưng ảnh hưởng trước bão và hoàn lưu sau bão vẫn gây ra những thiệt hại lớn.

Để chủ động ứng phó với thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần tuân thủ nguyên tắc “3 phải” trong ứng phó với thiên tai. Theo đó, khi thiên tai chưa xảy ra, phải phòng ngừa từ sớm, từ xa; ứng phó với thiên tai phải bình tĩnh, sáng suốt, kịp thời, an toàn, hiệu quả; khắc phục hậu quả phải chung tay, cơ bản, toàn diện, toàn dân, toàn phần.

Thủ tướng cũng đề nghị các cấp, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai phù hợp với thực tiễn và mô hình chính quyền địa phương hai cấp; tham mưu hoàn thiện bộ quy chế hoạt động trong công tác phòng, chống thiên tai; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, giám sát thiên tai.

Tổ chức chỉ đạo, chỉ huy điều hành và triển khai hiệu quả công tác ứng phó với các trận thiên tai lớn; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng, chủ động phương án “4 tại chỗ” trong ứng phó với thiên tai.

Chủ đề Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão

Chủ đề ỨNG PHÓ MƯA BÃO

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Trong 2 ngày diễn ra kỳ họp (23- 24/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh tập trung đánh giá toàn diện tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm; phân tích rõ ưu điểm, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện để từ đó thống nhất, quyết định các giải pháp phát triển 6 tháng cuối năm 2025.
"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

Khai mạc Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh nhấn mạnh: Kỳ họp tập trung đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, đưa ra giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho 6 tháng cuối năm và thảo luận, thông qua một số nghị quyết quan trọng khác.
Sáng nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc kỳ họp thường lệ giữa năm

Sáng nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc kỳ họp thường lệ giữa năm

Sáng nay (23/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm nhằm đánh giá tình hình phát triển KT-XH, QP-AN 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Chủ động phát huy vai trò xung kích trên mặt trận ngoại giao

Chủ động phát huy vai trò xung kích trên mặt trận ngoại giao

Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác ngoại giao kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tạo môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa ngoại lực để thúc đẩy phát triển.
Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử đối với sự phát triển của Hà Tĩnh

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử đối với sự phát triển của Hà Tĩnh

Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII dự kiến diễn ra vào 2 ngày 23 và 24/7. Không chỉ là kỳ họp thường lệ giữa năm để bàn bạc, thảo luận giải pháp cho các tháng cuối năm, kỳ họp lần này còn mang ý nghĩa mở đầu cho một giai đoạn mới sau hơn 3 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Trước thềm kỳ họp, phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với ông Trần Tú Anh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh về các nội dung liên quan.
"Nước rút" chuẩn bị Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII

"Nước rút" chuẩn bị Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII

Công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đang được các đơn vị tập trung cao; giúp HĐND tỉnh phát huy tối đa vai trò “kiến trúc sư thể chế” để các chính sách thực sự khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình chuyển đổi số của Hà Tĩnh ngày càng đồng bộ; chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có những chuyển biến rõ nét.