Ukraine, Mỹ tìm kiếm chiến lược mới khi thời gian và ngân sách cạn kiệt

Theo báo chí Mỹ, Kiev và Washington đang đánh giá lại chiến lược chiến trường sau khi cuộc phản công của Ukraine không đạt kết quả. Những sửa đổi về mặt chiến lược dự kiến được triển khai vào những tháng đầu năm tới.

Ukraine, Mỹ tìm kiếm chiến lược mới khi thời gian và ngân sách cạn kiệt

Một xe tăng T-64 của Ukraine bị phá hủy trên chiến trường. Ảnh: Sputnik

Trước sự kiện Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thăm Washington, D.C. lần thứ ba kể từ khi xung đột với Nga nổ ra, tờ New York Times cho biết giới chức quân sự hai nước đang nghĩ ra một chiến lược mới nhằm gây sức ép buộc Moskva phải ngồi vào bàn đàm phán vào cuối năm 2024 hoặc năm 2025. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đạt được đồng thuật về các chi tiết cụ thể mà chiến lược này đòi hỏi.

Đánh giá về kết quả phản công thất bại của Ukraine, New York Times cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ phía Kiev. Theo đó, người Ukraine đã dàn trải lực lượng khắp mặt trận phía Đông và phía Nam, thay vì tập trung vào việc chiếm lại bờ biển phía Đông Nam.

Tuy nhiên, tờ báo Mỹ cho rằng việc Ukraine không tuân thủ kế hoạch chiến lược của khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không phải nguyên nhân duy nhất gây thất bại. Tờ báo cũng thừa nhận rằng các chiến lược gia Mỹ và Ukraine đã đánh giá thấp mức độ phòng thủ của quân đội Nga. Bài báo lưu ý: “Quân đội Ukraine tham gia huấn luyện ở Đức đã thực hành việc xuyên thủng hàng phòng ngự kém mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì họ sẽ phải đối mặt”.

Hơn nữa, Nga đã thể hiện ưu thế vượt trội trong việc sử dụng các công nghệ máy bay không người lái đa dạng và giám sát hiệu quả đường dây liên lạc, ngăn chặn lực lượng Ukraine xâm phạm hệ thống phòng thủ của nước này. Theo báo cáo, đến cuối năm 2023, Nga đã tăng cường hiện diện quân sự, tăng cường kho vũ khí và giành được lợi thế đáng kể về hỏa lực.

Điểm sáng duy nhất, trong mắt phương Tây, là các cuộc tấn công tên lửa của Kiev vào cơ sở hạ tầng ở Crimea. Tuy nhiên, những vụ tấn công này cũng không thể thay đổi được tổng thể tình thế trên chiến trường.

Hiện tại, quân đội Mỹ đang thúc giục các đối tác Ukraine theo chiến lược được gọi là “giữ vững và xây dựng”. Chiến thuật đó đòi hỏi Kiev phải củng cố năng lực công nghiệp quân sự đáng kể trong suốt năm 2024. Washington tin rằng điều này sẽ giúp cải thiện khả năng tự cung cấp của Ukraine và giúp nước này đẩy lùi mọi động thái mới từ Nga.

Mục tiêu chiến lược được giới truyền thông Mỹ mô tả kể trên có vẻ khiêm tốn hơn nhiều so với những gì phương Tây và Kiev tuyên bố trước khi tiến hành phản công.

Tương tự, nguồn tài trợ của Washington cho nỗ lực này cũng sẽ khiêm tốn hơn. Sau khi chi hơn 111 tỷ USD cho Ukraine trong 21 tháng xung đột, các nhà lập pháp Mỹ muốn thấy rõ một chiến lược mới, trước khi bỏ phiếu phê duyệt bất cứ khoản viện trợ bổ sung nào.

Hơn nữa, các tướng lĩnh và quan chức cấp cao Ukraine đã kỳ vọng quá mức về khả năng của Washington, vì đơn giản là Mỹ không có đủ số lượng vũ khí mà Kiev muốn cung cấp.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã quyết định cử Trung tướng Antonio A. Aguto Jr. tới Ukraine để làm việc trực tiếp hơn, cũng như tăng cường phối hợp với Tướng Christopher G. Cavoli, tư lệnh hàng đầu của Mỹ ở châu Âu.

Phát biểu với Sputnik hôm 1/12, chuyên gia quân sự Nga Ivan Konovalov bày tỏ nghi vấn rằng ai sẽ chi trả cho kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ mới dọc đường liên lạc của Kiev. Theo một số ước tính, Ukraine sẽ phải tăng cường ít nhất 2.800 km để tạo tuyến phòng thủ.

Các nhà quan sát quân sự Nga dự đoán sẽ phải mất ít nhất 8 đến 9 tháng để hoàn thành được kỳ tích này, trong khi chi phí cần thiết sẽ vào khoảng 10 tỷ USD, Kiev gần như đã cạn tiền, trong khi các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đang ngần ngại trong việc “bật đèn xanh” cho gói viện trợ trị giá hàng tỷ USD mới cho Ukraine.

Chuyên gia Scott Ritter nói với Sputnik rằng chính quyền Kiev không có nhiều thời gian để tập trung vào việc xây dựng lại lực lượng hoặc hệ thống phòng thủ, vì Nga sẽ không dừng hành động.

Ông nói: “Người Nga có đầy đủ sức mạnh với tất cả các trang thiết bị, mọi phương tiện cần thiết”.

Theo Báo tin tức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.