Ukraine sẽ áp đặt trừng phạt mới với Nga

Ngày 26/12, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine đã thông qua quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

Trong một tuyên bố, cơ quan báo chí của hội đồng trên nêu rõ: "Hội đồng quyết định ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, chủ yếu nhằm vào những cá nhân và thực thể hợp pháp: các công ty Nga, doanh nhân, chính trị gia và nghị sĩ, nhân viên của các cơ quan thực thi pháp luật".

Theo tuyên bố, các cá nhân và thực thể bị trừng phạt do ủng hộ và thúc đẩy những hành động chống lại Ukraine. Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine cũng chỉ đạo lực lượng biên phòng nước này tăng cường an ninh tại khu vực biên giới với Nga.

Ukraine sẽ áp đặt trừng phạt mới với Nga

Tàu hải quân Ukraine bị bắt giữ tại cảng Kerch, Crimea, Nga ngày 26/11/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo các lệnh trừng phạt mới liên quan đến những cá nhân Nga dính líu tới vụ bắt giữ tàu hải quân của Ukraine hôm 25/11. Ông Poroshenko cho biết những đối tượng nằm trong diện trừng phạt của nước này bao gồm nhiều nghị sỹ Đuma quốc gia Nga (Hạ viện).

Tổng thống Ukraine cũng thông báo sắc lệnh tình trạng chiến tranh, ban bố hôm 25/11 vừa qua tại một số khu vực biên giới, hết hiệu lực từ ngày 26/12. Ông nêu rõ một trong những lý do chấm dứt tình trạng chiến tranh là nhằm thực hiện kế hoạch bầu cử tổng thống vào ngày 31/3/2019. Theo quy định, các chiến dịch vận động và bầu cử bị cấm trong thời gian áp đặt tình trạng chiến tranh.

Sắc lệnh trên đã được ban bố tại 10 vùng giáp biên giới Nga, Biển Đen và Biển Azov, sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu hải quân và thủy thủ Ukraine.

Trong thời gian áp dụng sắc lệnh trên, Ukraine cấm nhập cảnh đối với nam công dân Nga trong độ tuổi tham chiến (từ 16 - 60 tuổi) và tăng cường an ninh tại các địa điểm quan trọng như các nhà máy điện hạt nhân và các cảng biển ở Biển Đen.

Quan hệ Nga và Ukraine căng thẳng kể từ năm 2014 khi Moskva sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea, và tình hình đã bị đẩy lên nấc thang nghiêm trọng mới sau sự cố ở Biển Azov. Hai nước đã đưa ra những thông báo trái ngược nhau về vụ việc.

Hải quân Ukraine cho rằng Nga đã cho tàu chặn đường qua Eo biển Kerch, không để hai tàu chiến loại nhỏ cùng một tàu kéo Ukraine đang từ Biển Đen đi qua eo biển này để vào Biển Azov.

Trong khi đó, Nga cáo buộc Ukraine không thông báo trước về việc 3 con tàu qua Eo biển Kerch, đồng thời cho biết các tàu của Ukraine đã đi lại một cách nguy hiểm và phớt lờ những chỉ dẫn của phía Nga nhằm kích động căng thẳng, buộc Moskva phải dùng tới vũ lực để ngăn chặn các tàu Ukraine xâm phạm bất hợp pháp vùng biển Nga.

Ukraine gọi đây là "hành động có chủ định" của phía Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một "sự cố biên giới" và việc Tổng thống Ukraine ban bố tình trạng chiến tranh trong 30 ngày là "một phản ứng thái quá".

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO

Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO

Mỹ thông báo rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), nhấn mạnh việc tiếp tục tham gia không phù hợp lợi ích quốc gia.
Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.
Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.