Vắcxin phòng bệnh cứu hàng chục triệu người thoát nghèo

Vào năm 2030, các loại vắcxin sẽ không chỉ cứu mạng sống của hàng triệu người trên thế giới mà còn giúp 24 triệu người ở những nước nghèo nhất thế giới thoát nghèo.

vacxin phong benh cuu hang chuc trieu nguoi thoat ngheo

Tiêm vắcxin phòng cúm tại Ajaccio, Corsica, Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất do Đại học Harvard phối hợp với Liên minh vắcxin (Gavi) thực hiện và đăng tải trên tạp chí Health Affairs (Các vấn đề sức khỏe) của Mỹ.

Nghiên cứu đã tính toán tác động về mặt sức khỏe và kinh tế của vắcxin phòng chống 10 loại bệnh tại 41 quốc gia đang phát triển.

Ước tính, các loại vắcxin tiêm chủng từ năm 2016 đến 2030 sẽ cứu 36 triệu trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Trong khi đó, chi phí chăm sóc sức khỏe do mắc bệnh đột xuất mỗi năm sẽ đẩy khoảng 150 triệu người vào cảnh đói nghèo, khiến đây là nguyên nhân chính đẩy các gia đình xuống dưới ngưỡng nghèo đói theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới với mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày.

Theo Giám đốc điều hành Gavi, tiến sỹ Seth Berkley, vắcxin không chỉ cứu mạng sống mà còn có tác động lớn về mặt kinh tế đối với các gia đình, cộng đồng và các nền kinh tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vắcxin sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giảm số người bị nghèo đi do phải thanh toán chi phí điều trị các bệnh có thể phòng ngừa.

Cụ thể, việc tiêm vắcxin viêm gan B giúp khoảng 14 triệu người thoát nghèo, tiếp đến vắcxin phòng sởi - với 5 triệu người, và vắcxin viêm màng não A - 3 triệu người.

Cho đến nay, vắcxin sởi đã giúp 22 triệu người thoát nguy cơ tử vong tổng số 36 triệu trường hợp được cứu sống trên toàn thế giới do tiêm phòng vắcxin.

Các nhà nghiên cứu kết luận, việc tiêm phòng vắcxin tại những khu vực nghèo nhất thế giới sẽ có tác động mạnh nhất trong giảm số trường hợp tử vong cũng như số người bị rơi vào đói nghèo do chi phí chăm sóc sức khỏe quá cao.

Theo nghiên cứu, đầu tư bền vững vào vắcxin có thể góp phần lớn hơn vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Một nghiên cứu do Đại học Johns Hopkins thực hiện đầu năm 2016 và đăng tải trên tạp chí Health Affairs, cứ 1 USD đầu tư vào tiêm chủng thì tiết kiệm được 16 USD phí chăm sóc sức khỏe và mất hiệu suất lao động do bệnh tật gây ra.

Nếu tính lợi ích lớn hơn của việc người dân sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, thì 1 USD đầu tư vào tiêm chủng mang lại mức lãi lên tới 44 USD./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.