(Baohatinh.vn) - Đón nhận di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển là dịp để cấp ủy, chính quyền huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và con cháu dòng họ Phạm Bá tưởng nhớ tiền nhân, giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai.
Sáng 18/2, huyện Lộc Hà phối hợp với Sở VH-TT&DL và dòng họ Phạm Bá tổ chức trọng thể lễ đón nhận di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển.
Dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu; Thiếu tướng Phạm Bá Hiền – Tư lệnh Binh đoàn 16 (Bộ Quốc phòng) cùng đại diện các sở, ngành, địa phương.
Đền thờ Phạm Tôn Tuyển là di tích lịch sử cấp tỉnh và ngày 29/12/2023, Bộ VH-TT&DL đã có Quyết định số 4243 công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong không khí linh thiêng và phấn khởi, con cháu trong dòng họ cùng quê hương đã đón nhận bằng từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chúc mừng dòng họ, quê hương và yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, con cháu, Nhân dân trong vùng nâng cao ý thức bảo vệ di tích, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, phát huy ý nghĩa của di tích. Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Bộ VH-TT&DL và tiếp tục duy trì, sưu tầm thêm các tư liệu, hiện vật về Phạm Tôn Tuyển để làm nổi bật thêm vai trò, cống hiến của ông trong lịch sử.
Lễ rước bằng từ trụ sở UBND huyện về di tích được thực hiện trang nghiêm, trọng thể, đầy đủ nghi thức.
Con cháu trong dòng họ rước bằng vào đền thờ Phạm Tôn Tuyển (ở thôn Hợp Tiến, xã Mai Phụ) trước lúc dâng hương, thờ cúng.
Thượng tướng công Phạm Tôn Tuyển (1695 - ?) có tên húy là Miến, tên chữ Phạm Tôn, sinh ra tại làng Vĩnh Luật, nay là thôn Hợp Tiến, xã Mai Phụ (Lộc Hà), thuộc đời thứ 6 dòng họ Phạm Bá. Sinh ra trong một gia đình và dòng họ có truyền thống hiếu học, từ nhỏ được thân sinh là một nhà nho rèn dạy nên lớn lên ông là người am hiểu đạo cương thường và giàu nghĩa khí.
Ông là một nhân vật có nhiều công lao, đóng góp cho lịch sử quê hương, đất nước ở thế kỷ XVII. Ông từng giữ một số chức vụ quan trọng trong quân đội dưới thời Lê - Trịnh, được phong hàm Chánh nhất phẩm. Đặc biệt, Phạm Tôn Tuyển cũng là người đã góp công giúp dân khai khẩn đất đai, đắp đê ngăn mặn, mở rộng ruộng đất canh tác. Những cánh đồng rộng tại vùng đất Mai Phụ đến nay vẫn còn gắn với tên tuổi của Phạm Tôn Tuyển như: Đồng Chung, Đồng Nẩy, Bải Cáng, Cửa Vườn...
Ông mất vào ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch, không rõ năm. Sau khi ông mất, vua Khải Định đã 2 lần ban sắc phong tôn vinh, ca ngợi công đức của ông đối với đất nước. Ông được tôn làm Thành hoàng và thờ tại đình làng Vĩnh Phúc, được thờ tại miếu Nhà Quan. Hiện nay, tại Đền thờ Phạm Tôn Tuyển vẫn còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu quý như các bản sắc phong, gia phả, đồ tế khí...
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng núi Everest "đang trải qua các quá trình địa chất khiến nó thay đổi chiều cao một cách nhanh chóng xét trong thời gian địa chất tương đối ngắn".
Tôi bao lần về quê, ngồi dưới chân bà, cảm nhận được hơi trầu ấm từ người bà tỏa ra thơm nồng thế mà bà vẫn mơ hồ khi nhắc nhớ tên từng đứa con đứa cháu...
Có lẽ cũng không hiếm làng quê như làng tôi, mỗi năm ngoài 4 mùa xuân, hạ, thu, đông còn có thêm một mùa - mùa lũ. Những đứa trẻ sinh ra ở làng, lớn lên dẫu bám làng hay thoát ly đều không thể nào quên được ký ức mùa lũ...
Những kỳ quan thiên nhiên, danh thắng nổi tiếng, công trình kiến trúc, nghệ thuật của 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới được nhà thiết kế Trung Đinh chuyển tải sống động lên áo dài lụa nhuộm ombre.
Thí sinh Hoàng Thị Thu Hà (quê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã giành giải nhất Vòng chung kết xếp hạng Liên hoan Tiếng hát Truyền hình - Giải Sao Mai xứ Nghệ 2024.
9 phiên bản mộc bản, 9 bản rập mộc bản trên giấy dó đã cung cấp tư liệu quý về sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du (Hà Tĩnh) trong 18 năm làm quan ở triều đình nhà Nguyễn.
Chính sách hỗ trợ nhằm góp phần hoàn thiện đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, góp phần đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao của người dân Hà Tĩnh.
Vở diễn nghệ thuật "Linh thiêng Đồng Lộc” được Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh đầu tư công phu, có chiều sâu về nghệ thuật, tạo được cao trào cảm xúc trong người xem.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Thế Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị các tác giả, đơn vị liên quan phối hợp hoàn thiện kịch bản, xây dựng các chương trình nghệ thuật chỉn chu, bài bản, ý nghĩa.
Miếu Nhàng Nhàng ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần, tâm linh của Nhân dân địa phương.
Xa xưa, ở Hà Tĩnh có nhiều vùng đất nổi tiếng là miền đất hát với rất nhiều tài danh, trong đó, loại hình diễn xướng dân gian dân ca ví, giặm có rất nhiều kỳ tài vang danh...
The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Nơi sinh sống có vai trò rất quan trọng trong việc mang đến hạnh phúc - điều mà mọi người luôn theo đuổi, mong muốn, nổi bật là các thành phố ở Bắc Âu.
Theo báo cáo của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW, đợt xét tặng thưởng năm 2023 có 118 tác phẩm được các cơ quan, đơn vị gửi đề nghị Hội đồng xét tặng thưởng.
Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng trên dưới 100 năm trước lưu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội cho chúng ta cái nhìn chân thực về không khí rằm tháng tám một thời.
Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Hội nghị APGN lần thứ 8 đã thành công tốt đẹp với nhiều quyết định quan trọng của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu và Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.