“Sang thu” - khúc giao mùa và giao thời

(Baohatinh.vn) - Được viết từ phút giây “Bỗng nhận ra hương ổi…”, bài thơ “Sang thu” cũng là khoảnh khắc thăng hoa những cảm xúc, những trải nghiệm của Hữu Thỉnh.

“Sang thu” - khúc giao mùa và giao thời

Ngọn gió se lạnh của mùa thu cũng nhuần thấm hương vị... (Ảnh minh họa Internet).

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Thu 1977

Hữu Thỉnh

“Sang thu” - khúc giao mùa và giao thời

“Hình như thu đã về”. (Ảnh minh họa Internet).

Thể hiện được một cách tự nhiên sự mẫn cảm với thiên nhiên, với thời cuộc nên mấy chục năm rồi bài thơ vẫn mới, vẫn hay, vẫn gợi nhiều liên tưởng mỗi khi đọc lại. Thiên nhiên thời khắc giao mùa lúc sang thu được tác giả tái hiện bằng những nét phác họa tinh tế, mới mẻ, đầy rung cảm qua những dấu hiệu đặc trưng: hương ổi, gió se, sương thu. Tín hiệu đầu tiên là hương ổi, lan tỏa dịu ngọt, khơi gợi nhẹ nhàng, đưa tâm tư con người về hoài niệm. Ngọn gió se lạnh của mùa thu cũng nhuần thấm hương vị. Rồi sương thu “chùng chình”, mơ hồ bảng lảng xóm thôn. Tất cả những tín hiệu khẽ khàng, mong manh ấy xuất hiện đồng thời, đột ngột, không báo trước. Chủ thể trữ tình ngỡ ngàng đón nhận tin thu: “Hình như thu đã về”. “Hình như” là cảm giác thấy, chạm vào, nhận ra ngay đó nhưng bất ngờ quá, chưa dám tin. Chưa dám tin hẳn chỉ vì quá yêu!

Trong tâm trạng vui say ấy, chủ thể trữ tình đắm trôi ngắm nhìn cảnh vật: “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã/ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Trải qua trạng thái thức nhận ban sơ, nhà thơ giữ nguyên niềm say mê, sự nhạy cảm để tiếp tục thụ hưởng nét đẹp thơ mộng của khoảnh khắc thu đang về. Không gian rộng mở mênh mang với dòng sông, cánh chim, bầu trời... Dòng sông thu êm trôi thong thả, thư thái, bâng khuâng. Những cánh chim đã bắt đầu cho thấy ý thức về sự hối thúc của thời gian. Và kia, đám mây như một nhịp cầu kỳ diệu vắt ngang khoảnh khắc sang mùa. Những chuyển động phong phú, vô hình của tạo vật, của thời gian mong manh qua câu thơ Hữu Thỉnh bỗng hiện hình, không gian hóa thơ mộng.

Thi sĩ nhận thấy được cái mong manh của mùa thu trong mùi hương, trong ngọn gió, trong muôn vàn tín hiệu thu khắp làng mạc, đất trời... và còn nhận thấy nhịp sang thu trong nắng, trong mưa, trong những thanh âm vũ trụ: “Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”.

Nắng đã nhạt, mưa mùa hạ đã vắng, lượng và lực của mưa rơi đã ít đi, tiếng sấm đã quen và nhẹ hơn. Sự tiếp nhận tiếng sấm của sinh vật vô tri cũng được hiển lộ tài tình, ấn tượng. Những biến chuyển nhẹ nhàng, tinh tế nhất của thiên nhiên được nắm bắt. Hữu Thỉnh không chỉ quan sát, cảm nhận mà còn đồng điệu với nhịp chuyển mùa. Phải am hiểu, sống hết mình với thiên nhiên quê nhà, biết gìn giữ những ký ức làng quê trong trẻo mới có được những vần thơ tài hoa, đầy rung cảm về thiên nhiên như thế!

“Sang thu” - khúc giao mùa và giao thời

Hương ổi của khoảnh khắc giao mùa thành hương đời giao thời màu nhiệm. (Ảnh minh họa Internet).

Tuy nhiên, “Sang thu” không chỉ là bài thơ “giao mùa” đặc sắc mà còn là bài thơ “giao thời” xuất sắc, gửi gắm những chiêm nghiệm, trăn trở sâu sắc về con người và cuộc đời. Hương ổi của khoảnh khắc giao mùa thành hương đời giao thời màu nhiệm. Những sắc thái trong tín hiệu thu, trong biến đổi tinh vi của tạo vật đều mang tâm trạng con người.

Những biến đổi đa chiều của tạo vật hiện lên như là ảnh hình của cuộc đời nhiều biến động. Thời khắc thiên nhiên sang thu có sự tương liên với thời đoạn con người vào tuổi chớm thu. Sự liên tưởng ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ xa rộng hơn về đất nước thời hậu chiến, về cuộc sống trường cửu... Hương ổi, gió se hay là tiếng thở dài của người vừa qua thời tuổi trẻ? Chữ “chùng chình” gợi vẻ thư thái, “được lúc” lại từa tựa như thái độ tận hưởng thanh bình? Trong cánh chim “vội vã” kia thấp thoáng dự cảm lo xa vì điều gì hối thúc. Hay cánh chim kia còn gợi nghĩa gì khác nữa? Đám mây kia nói điều gì về những bước đi lưu luyến? Rồi nắng “vẫn còn”, mưa “vơi dần” liệu có phải rằng còn đó nhiệt huyết, đam mê và đã bớt đi rất nhiều hấp tấp, bồng bột? Thay vào đó có phải là sự bình thản, an nhiên, chín chắn của con người trước cuộc sống?

Cuộc đời con người ai cũng trải qua những thời đoạn khác nhau và có lẽ, những nét tâm trạng kia sớm muộn ai cũng nếm trải. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” gợi hình ảnh con người, tiếng sấm gợi những chấn động/biến động cuộc đời. Nói đến biến động, lại nghĩ đến chiến tranh, bởi “Sang thu” được viết vào thời điểm cuộc chiến tranh khốc liệt vừa khép lại và thời bình yên ả mới bắt đầu (thu 1977)…

Cái khoảnh khắc giao mùa của tạo hóa nhiều biến suy bao nhiêu thì cái đoạn giao thời của nhân sinh cũng tựa hồ như thế. Những liên tưởng mà bài thơ giao mùa “Sang thu” gợi lên cứ như những lớp sóng, cứ không ngừng cuộn lên và còn có những giao thoa, có những gợn sóng lại lan xa, xa mãi. Có thể khẳng định, chính vì chạm đến những nét tâm trạng điển hình, phổ quát của phận người mới làm nên sức sống của “Sang thu”!

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng bài chòi

Diễn xướng bài chòi Quảng Nam

Tiết mục "Diễn xướng bài chòi" do Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Lung linh ví, giặm

Lung linh ví, giặm

Theo dòng chảy văn hóa xứ Nghệ, mặc bao biến thiên của lịch sử và xã hội, câu hát ví, giặm từ ngàn xưa vẫn vang vọng, thiết tha, mặn nồng, tạo nên sức sống mới trên dải đất núi Hồng - sông Lam.
Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.