Vị quê trong tập “Cõi xưa” của Huy Linh

Huy Linh - anh thợ sửa chữa điện lạnh ở Cẩm Quang, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa xuất bản tập thơ đầu tay Cõi xưa. Tuy chỉ là người sáng tác “tay ngang” nhưng tác phẩm của anh đã được đăng tải ở nhiều báo, tạp chí trong cả nước. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu với độc giả cảm nhận của tác giả Đinh Tiến Hải về “Cõi xưa”.

Người ta vẫn nói rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống”. Rõ ràng khi tâm hồn rung động, khi mọi sự vật, hiện tượng của đời sống va đập thì thơ mới thức tỉnh, rung chuyển vào thế giới bên ngoài bằng những hình ảnh, nhịp điệu hòa hợp qua ngôn ngữ.

Vị quê trong tập “Cõi xưa” của Huy Linh

Tập thơ “Cõi xưa” của Huy Linh.

Mỗi người trong chúng ta có một góc nhìn, một cách quan niệm về thơ, riêng tôi khi đọc Cõi xưa của tác giả trẻ Huy Linh, tôi nhận thấy vị quê trong thơ anh. Vị quê trong thơ anh đậm đà bản sắc dân tộc, lời thơ trong sáng, mộc mạc, hồn nhiên, thánh thiện. Chính những bài thơ thấm đẫm hồn làng, hồn quê trong tập thơ Cõi xưa đã kết tinh nên một vị quê đầy giá trị truyền thống, hướng con người đến những điều tốt đẹp qua nhiều cung bậc mỹ cảm khác nhau.

Vị quê trong tập “Cõi xưa” của Huy Linh

Những bài thơ thấm đẫm hồn làng, hồn quê trong tập thơ Cõi xưa đã kết tinh nên một vị quê đầy giá trị truyền thống. Ảnh tư liệu

Bằng trái tim đầy nhạy cảm, chan chứa yêu thương với tiếng gọi thao thiết từ cuộc sống, anh đã viết nên những câu thơ lục bát đầy hoài niệm: “Cho con về lại ngày xưa/ ve sầu quên áo giữa trưa bóng tròn/ mẹ ngồi sàng sảy nước non/ nhặt lên hạt thóc đã tròn hình quê… cha ngồi dạy đức hiếu sinh/ hàng cau cũng thể lặng thinh nói cười” (Ngày xưa).

Đi qua những trải nghiệm, hư hao của đời sống, trở về quê hương, đứng trước đồng làng, đôi khi ta chỉ ước những điều thật bình dị, ước được nhìn thấy bóng mẹ đang sàng gạo trong chiều chạng vạng, ước được nhìn thấy dáng cha đang ngồi đọc sách trước thư phòng, ước được quay về tuổi thơ đi bắt ve sầu giữa trưa đứng bóng. Làng quê trong thơ anh thật gần gũi, chân chất, truyền thống và mang theo cả một trời hoài nhớ.

Trong bài thơ “Ta về”, anh viết hết sức giản dị, thành thực với lối diễn cảm ai cũng nhận ra mình trong đó: “Ta về đằm với bùn nâu/ nghe con cu gáy ngọn cau đình làng/ ngày rằm nghi ngút trầm nhang/ thoảng như ngài đức thành hoàng hiển linh”. Nghe như có cái vị quê mằn mặn trong bùn nâu, thoang thoảng hương thơm trong khói hương trầm.

Vị quê trong tập “Cõi xưa” của Huy Linh

Hồn quê, tình quê trong thơ anh cứ phảng phất, da diết. Ảnh tư liệu

Hồn quê, tình quê trong thơ anh cứ phảng phất, da diết rồi hòa quyện, thấm đẫm vào đình làng, văn hóa làng, lung linh đầy sắc màu trong tâm cảm. Thơ hay trước tiên phải xúc động ở lòng người, phải xuất phát từ tiếng lòng trăn trở. Cái đẹp trong thơ chính là cái hồn hậu, lắng sâu, làm lay động lòng người.

Thơ Huy Linh sâu nặng nỗi niềm, lối biểu đạt bình dị, không cách tân, không làm dáng con chữ nhưng lại rất ấn tượng bằng khả năng dẫn dắt bạn đọc: “Con về cởi áo phong sương/ Vắt lên liếp nứa mà thương tiếng bầm”; “Tàn đêm chớp rạch trời đông/ Vẳng nghe rộn tiếng ếch đồng gọi nhau”; “Nón mê tất tả nón mê/ “Lưng bà như thể ngọn tre đầu làng”. Những câu thơ cứ tự nhiên không cần vỏ bọc mà vẫn thấm thía, lay động lòng người. Viết về mẹ, viết về bà cứ thế đi thẳng vào trái tim người đọc.

Đọc Cõi xưa ta nhận thức sâu sắc hơn về đời sống, về con người. Thơ anh giản dị, gần gũi và thân thuộc với những điều bình dị hằng ngày ta vẫn bắt gặp, anh luôn tự nhận mình là người nhà quê, chơi với sương khuya, trăng thề, chơi với hội làng, hương đêm. Những câu thơ anh viết xuất phát từ tâm thức đầy dáng vẻ đời sống, ngôn ngữ mộc mạc mà lay động lòng người: “…Ta là hạt thóc nảy mầm/ Chui lên từ váng bùn thâm quê nhà/ Đằm trong nắng táp mưa sa/ Gót phèn ngấm những thật thà vị quê” (Ngõ khuya).

Vị quê trong tập “Cõi xưa” của Huy Linh

Mạch thơ như một câu chuyện kể trong tâm thức, hàm chứa những giá trị nhân sinh sâu sắc về quê hương mình. Ảnh Internet

Vị quê ấy có con đò ngang, có mùi bùn thâm, có dây tơ hồng, có mùi khói bếp. Vị quê ấy cũng chính là hương quê, là thiên nhiên, là bờ tre, giếng nước, hàng cau, là hạt thóc nảy mầm để ta thương nhớ tìm về, cao hơn nữa là tìm về cội nguồn, nơi chôn rau, cắt rốn của ta.

Một làng quê trù phú là một làng quê thanh bình, ấm no, nghĩa tình bền chặt, giàu văn hóa như trong bài thơ “Tái sinh” anh viết: “Bà kể/ dòng sông chảy qua làng mình là mạch sống quê hương…/ Chúng con lớn lên/ uống những câu Kiều sóng sánh chè xanh đêm hè vời vợi gió/ điệu ca trù như hơi thở/ theo hương sen thoang thoảng chảy vào hồn”. Mạch thơ như một câu chuyện kể trong tâm thức, hàm chứa những giá trị nhân sinh sâu sắc về quê hương mình.

Điều đáng quý nhất ở thơ anh là những cung bậc cảm xúc đầy sinh động về làng quê, anh biết kết hợp giữa nét đẹp hiện đại và nét đẹp truyền thống để chuyển tải đến bạn đọc những thông điệp về đời sống, về con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi nhất. Hình ảnh làng quê là tiếng gọi tha thiết cất lên từ trái tim anh.

Là người sinh ra ở quê, lớn lên ở quê, sống với thôn quê nên tất cả những cảnh sắc về thiên nhiên, con người, văn hóa đã thấm nhuần vào tâm hồn anh. Có thể nói, chính cái phong vị đậm chất hồn quê, hồn làng đã làm nên một Cõi xưa thật giản dị nhưng cũng vô cùng sâu sắc của một tâm hồn thơ.

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...