Vì sao chúng ta béo?

Thay vì đổ lỗi cho cơ địa, chúng ta có thể nắm rõ nguyên nhân gây tăng cân, qua đó tìm biện pháp thay đổi tình hình.

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu béo phì, nhiều người lập tức tìm cách ăn kiêng và lao vào các chương trình tập với cường độ cao để nhanh chóng thay đổi. Một số khác so sánh bản thân với những người xung quanh, sau đó đổ lỗi cho cơ địa và chấp nhận ngoại hình của mình.

Tuy nhiên, huấn luyện viên Hồ Khánh Thiện (Hà Nội), nhận định: “Để giải quyết vấn đề, chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân thay vì làm những việc chưa rõ hiệu quả. Giảm béo cũng vậy”.

Huấn luyện viên này cho biết nguyên nhân khiến chúng ta béo và lượng mỡ của cơ thể tăng cao gồm 2 yếu tố: Hormone insulin (sản sinh khi ăn tinh bột) và năng lượng (calo) nạp.

Tinh bột gây béo?

Về cơ bản, insulin liên quan đến nồng độ đường trong cơ thể khi chúng ta ăn các thực phẩm chứa tinh bột. Cơ thể luôn duy trì lượng đường huyết ở ngưỡng 70-110 mg/100 ml máu. Khi vượt quá ngưỡng này, insulin sẽ xuất hiện, vận chuyển đường (glucose) đến các nơi khác như mô cơ, gan hay một phần nhỏ tại mỡ và trở thành glycogen.

“Glycogen gần như một nhà kho để dự trữ đường, phục vụ nhu cầu của cơ thể. Khi glycogen trong cơ và gan đầy, lượng đường dư thửa sẽ được tích trữ tại mỡ. Đây chính là con đường dẫn đến tình trạng béo, thừa cân”, Khánh Thiện lý giải.

Tuy nhiên, tinh bột và insulin không xấu. Insulin đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cơ bắp, qua đó cải thiện tốc độ trao đổi chất, gián tiếp giúp chúng ta giảm béo. Tinh bột thậm chí còn ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ và toàn cơ thể. Insulin chỉ chuyển đường vào mô mỡ và gây béo phì khi glycogen ở cơ và gan đã đầy hoặc bản thân hormone này có vấn đề.

Vì sao chúng ta béo?

Cơ thể chỉ béo phì khi bạn ăn dư thừa năng lượng, đặc biệt là tinh bột. Ảnh minh họa: Evoke.

Đáng chú ý, cơ thể chúng ta luôn có xu hướng tạo ra sự cân bằng. Do đó, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone khác là glucagon khi lượng đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/100 ml máu. Hormone này phân giải glycogen thành đường, phân hủy tế bào mỡ thành axit béo và tạo ra năng lượng.

“Glucagon và insulin là 2 hormone trái ngược, luôn giằng co để giữ lượng đường huyết ổn định. Do đó, nếu biết kết hợp và cân bằng, chúng ta hoàn toàn có thể ăn tinh bột mà ít bị tích mỡ”, Khánh Thiện khẳng định.

Theo huấn luyện viên này, việc ăn tinh bột, đặc biệt là nguồn nhân tạo như bánh, kẹo, nước ngọt có gas... khiến lượng đường tăng vọt, dẫn đến insulin tiết ra nhanh chóng. Trong khi đó, khi chúng tra nạp các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá... insulin và glucagon đồng thời được tiết ra, tuy nhiên glucagon chiếm phần lớn.

Chúng ta chỉ tích mỡ khi có sự dư thừa năng lượng, đặc biệt là đường huyết. Trong đó, insulin đóng vai trò vận chuyển đơn thuần. Bởi vậy, việc hạn chế insulin tăng lên quá nhanh là phương pháp tối ưu giúp ta giảm béo.

Để làm được điều này, huấn luyện viên Khánh Thiện khuyên mọi người nên lên một chế độ ăn giàu đạm (tăng tiết glucagon) và thay thế nguồn tinh bột bằng các thực phẩm tự nhiên như khoai lang, yến mạch... Ngoài ra, chúng ta có thể làm chậm quá trình phân hủy tinh bột bằng bữa ăn giàu chất xơ từ các loại rau, củ.

Nguyên nhân khiến bạn béo lâu năm và khó giảm mỡ hơn

Theo Hồ Khánh Thiện, những người béo lâu năm thường có đặc điểm chung là chế độ ăn dư thừa năng lượng, hầu hết gồm chất béo bão hòa, tinh bột không tốt như đường, bánh kẹo, trà sữa..., và rất ít vận động.

Tình trạng dư thừa năng lượng cùng chế độ ăn từ các loại tinh bột không tốt khiến nồng độ glucose vọt lên cao trong thời gian ngắn, dẫn đến insulin tiết ra nhanh, cơ thể bắt đầu tích lũy năng lượng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chất béo bão hòa như dầu chiên, nem chua rán..., nhiều làm hư hại màng tế bào cơ - nơi chứa nhiều thụ thể có tác dụng tương đương ổ khóa, chờ insulin đến mở ra và đưa glucose vào cơ. Lúc này, glucose không thể đi vào cơ bắp sẽ quay lại máu, tiếp tục làm insulin tăng và chuyển hướng tích lũy ở một nguồn khác - mỡ.

“Vòng lặp này diễn ra liên tục khiến insulin bị đẩy lên cao trong thời gian dài và những người béo lâu năm sẽ khó giảm mỡ hơn rất nhiều. Khi không thể giảm, tình trạng thừa cân, béo phì lại tiếp diễn”, Khánh Thiện kết luận.

Vì sao chúng ta béo?

Chế độ ăn thiếu lành mạnh cùng thói quen ít vận động không sớm thay đổi sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn và khiến bạn béo lâu năm, khó giải quyết. Ảnh minh họa: Havard Health.

Tuy nhiên, huấn luyện viên này khuyên mọi người nên cân nhắc một số phương pháp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Cardio (chạy bộ, đạp xe...) quá nhiều kết hợp ăn ít là giải pháp đặc biệt nguy hiểm khi chúng ta vô tình đẩy mức độ trao đổi chất xuống rất thấp, dẫn đến mất cơ và việc giảm mỡ thêm khó khăn. Việc loại bỏ hoàn toàn tinh bột cũng là điều không nên khi chúng ta vô tình đày đọa cơ thể, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.

Để giải quyết tình trạng này, việc cần làm là tìm cách cải thiện độ nhạy của insulin, tăng trao đổi chất trở lại, qua đó tối ưu quá trình tăng cơ, giảm mỡ. “Điều quan trọng nhất là mọi người phải kiên trì hơn. Khi đã béo quá lâu, bạn sẽ không thể nhanh chóng giảm cân chỉ sau 2-3 tháng”, Hồ Khánh Thiện chia sẻ.

Theo Zing

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Có nên tẩy trắng răng bằng chanh?

Có nên tẩy trắng răng bằng chanh?

Do các tác nhân từ thức ăn, nước uống, thuốc lá, tuổi tác… khiến răng xỉn màu. Tẩy trắng răng bằng chanh đúng cách có thể giúp loại bỏ các vết ố vàng, mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây các bệnh liên quan đến răng miệng.
Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Chương trình “Trồng răng Implant miễn phí” được Nha Khoa Mai Hùng Group phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức không chỉ là sự giúp đỡ về mặt y tế, mà còn là món quà của hy vọng, là sự động viên, chia sẻ yêu thương để những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Gội đầu hằng ngày không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu, mà còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc.
Bị lệch khớp cắn có nguy hiểm không?

Bị lệch khớp cắn có nguy hiểm không?

Sai lệch khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà để lâu ngày còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nặng nề khác, như: giảm khả năng ăn nhai, dễ bị sâu răng, viêm nha chu…
Tin mừng cho người thích ăn chuối

Tin mừng cho người thích ăn chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh bệnh loãng xương, bảo vệ phổi và đường ruột…
Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Sâu răng không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Khoai lang giàu chất dinh dưỡng khiến chúng trở thành một trong những thực phẩm lành mạnh nhất, có thể đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày…
Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng là tình trạng mất đi mô răng do tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, dẫn đến việc bề mặt răng trở nên mỏng hơn, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu hay đau nhức.
Răng xỉn màu do đâu?

Răng xỉn màu do đâu?

Vì sao răng xỉn màu theo thời gian cho dù chúng ta vệ sinh răng miệng kỹ càng? Biết được các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý sớm.
Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Tình trạng trẻ em thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn không phải là hiếm. Cùng Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) tìm hiểu tầm quan trọng và lưu ý những gì khi trẻ thay răng sữa.