Vì sao hơn 90% ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam là người trẻ

Trong khi 80% ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc và hơn 90% ca nhiễm ở Italy đều thuộc nhóm người trên 60 tuổi thì ở Việt Nam, số ca nhiễm thuộc nhóm người trẻ tuổi lại chiếm hơn 90%.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 94 ca nhiễm Covid-19 (17 ca đã được chữa khỏi). Trong đó, riêng giai đoạn 2 của dịch - từ 6/3 đến nay, có 78 ca nhiễm.

Hà Nội hiện là địa phương có số người nhiễm Covid-19 nhiều nhất cả nước với 29 trường hợp.

"Nếu lừng chừng là trở tay không kịp"

Dành nhiều thời gian nghiên cứu, tập hợp và cùng các chuyên gia đưa ra nhận định về các ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định diễn biến dịch ở Việt Nam đang có xu hướng ngược với một số tâm dịch như Vũ Hán (Trung Quốc) và Italy.

Cụ thể, trong số các ca nhiễm của cả nước, ông Chung cho biết chỉ có 8 trường hợp trên 60 tuổi. Còn lại hơn 80 trường hợp dưới 60 tuổi, trong đó có 2 người dưới 10 tuổi…

Vì sao hơn 90% ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam là người trẻ

Đa số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội xuất phát từ người trở về ở những nước có dịch. Ảnh: Việt Linh.

“Tại Italy, 92% người nhiễm Covid-19 và tử vong đều trên 60 tuổi. Tại Trung Quốc, 80% người nhiễm và chết cũng trên 60 tuổi. Trong khi đó, ở Việt Nam, dù chưa có có tử vong, đến hơn 90% ca nhiễm là người ở độ tuổi trẻ với mức trung bình 34 tuổi”, ông Chung phân tích và cho rằng dữ liệu này cho thấy diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam đang ngược so với Trung Quốc và Italy.

Nói thêm về thực tế này, người đứng đầu chính quyền Hà Nội dự đoán do những người ở độ trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn do nhóm này thường xuyên đi lại nhiều hơn, ít phòng ngừa hơn. Bởi vậy, với diễn biến khó lường của dịch bệnh, Chủ tịch Hà Nội khuyến cáo người dân nên ở trong nhà, hạn chế ra đường và sử dụng phương tiện công cộng, nếu ra ngoài phải đeo khẩu trang.

Với tổng số ca nhiễm trên địa bàn Hà Nội, ông Chung cho biết có đến 20 trường hợp xuất phát từ nước có dịch về, đã kịp thời cách ly và ngăn chặn từ sân bay, còn lại là một số ca lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Người đứng đầu Chính quyền Hà Nội phân tích thêm những ngày qua, thành phố tiếp nhận khoảng 2.500 người từ vùng dịch về và có 20 ca nhiễm xuất phát từ đây. Dự kiến tới đây, số người về từ vùng dịch tăng lên khoảng 10 lần, nên nếu giữ tỷ lệ như vừa qua, số ca nhiễm cũng có thể tăng lên 10 lần. Điều này đã được thành phố tính toán.

Song việc đáng lo ngại hơn, ông Chung cho rằng giai đoạn trước, dịch ở nước ngoài mới “chớm” nên các ca nhiễm khi vào Việt Nam cũng ở thể nhẹ. Nhưng giai đoạn tới, dịch các nước bên ngoài bùng phát, các ca nhiễm về có thể sẽ ở tình trạng nặng hơn. Đó là điều đáng lo.

Vì thế, ông Chung cho rằng trong phòng, chống dịch cần có những quyết sách mạnh mẽ, bởi “nếu lừng chừng là trở tay không kịp”.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối ở khu cách ly tập trung

Nhận định cách ly là giải pháp quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch Hà Nội cho biết hiện có 2 hình thức cách ly.

Thứ nhất là cách ly để chữa bệnh, điều trị cho trường hợp dương tính với Covid-19 và cách ly đối với trường hợp F1 nhưng có bệnh lý nền.

Vì sao hơn 90% ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam là người trẻ

Các bệnh nhân dương tính được cách ly, điều trị ở khu riêng, đảm bảo an toàn và hạn chế lây nhiễm. Ảnh: Phạm Ngôn.

Hai là cách ly để phòng ngừa, bao gồm cách ly tại nhà, cách ly tại trụ sở, cách ly tại khu tập trung. Trong quá trình cách ly, người cách ly được cung cấp dịch vụ ăn uống, miễn phí với mức 1.400.000đ/người trong vòng 14 ngày.

Về khách nước ngoài, nhân viên ngoại giao có nhu cầu cách ly tại khách sạn, thành phố cũng cố gắng bố trí một số khách sạn trên địa bàn có đủ điều kiện giám sát y tế, hệ thống bảo vệ với khoảng 2.000 chỗ. Đại diện Sở Du lịch cũng cho hay đã có khoảng 15 khách sạn đăng ký làm khu cách ly, phục vụ công tác phòng chống dịch.

Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, hiện thành phố vẫn đang triển khai tích cực các nhiệm vụ để đảm bảo không lây nhiễm chéo trong cộng đồng, đảm bảo tuyệt đối an toàn đối với những người trong khu cách ly tập trung.

Dù đến nay chưa thể tổng kế mức độ thiệt hại do dịch Covid-19 đưa ra, Chủ tịch Hà Nội nhận định đại dịch này sẽ gây ra một chuỗi khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng về y tế rồi đến con người và kinh tế.

Vì thế, phải sớm kích hoạt phương án chống khủng khoảng để tránh tổn thương đầu tiên cho ngành y tế, vì nếu y tế đứt khúc sẽ không thể phục vụ được người dân.

Theo Zing

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.