Vì sao không nên cho mượn, chụp ảnh CCCD gắn chip?

Nếu tội phạm công nghệ cao có ảnh chụp CCCD gắn chip có thể sử dụng vào những mục đích xấu như vay tiền trên app, đăng ký mã số thuế ảo, đăng ký số điện thoại trả sau...

Vì sao không nên cho mượn, chụp ảnh CCCD gắn chip?

Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đang trở nên quen thuộc với người dân bởi sự tiện lợi trong đời sống. Tuy nhiên, thời gian qua đã có những trường hợp người dân bị các đối tượng không quen biết chụp lại CCCD và sử dụng vào những mục đích xấu. Cụ thể, trên CCCD gắn chip có mã QR các thông tin cá nhân có thể bị tội phạm công nghệ cao lợi dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường như đăng ký tài khoản ngân hàng, vay tiền trên app, đăng ký số điện thoại trả sau...

Cơ quan công an khuyến cáo người dân không nên chia sẻ hình ảnh CMND, CCCD trên mạng xã hội, không cung cấp thông tin cá nhân và không cho đối tượng lạ chụp ảnh CMND, CCCD mà không rõ mục đích. Nếu phát hiện tình trạng trên, người dân cần báo ngay cơ quan công an gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đồng thời người dân cũng cần tuân thủ quy định khi sử dụng CCCD, nếu vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD) có thể bị phạt tới 6 triệu đồng.

Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, các trường hợp dưới đây sẽ bị xử phạt do vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD).

Cụ thể, không đổi CCCD khi hết hạn có thể bị phạt đến 500.000 đồng. Người vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi:

- Không xuất trình giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

- Không nộp lại CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Người dân sử dụng CMND/CCCD của người khác bị phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Chiếm đoạt, sử dụng giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND của người khác;

- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND.

- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND.

Người dân cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp CCCD bị phạt đến 4 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND.

- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND.

Người dân thế chấp, cầm cố CMND/CCCD bị phạt tới 6 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sử dụng giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND giả;

- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND.

- Mua, bán, thuê, cho thuê giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND.

- Mượn, cho mượn giấy CMND, CMND, thẻ CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Ngoài hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền nêu trên, các hành vi vi phạm liên quan đến cấp, quản lý, sử dụng CCCD/CMND còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Theo VTV

Đọc thêm

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.