Vì sao tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng ở Hà Tĩnh?

(Baohatinh.vn) - Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, từ cuối năm 2019 lại nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra 17 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Đặc biệt, hoạt động này trên không gian mạng đang có xu hướng gia tăng…

Vì sao tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng ở Hà Tĩnh?

4 đối tượng trong đường dây lừa đảo bán số lô, số đề trên Facebook bị Công an TP Hà Tĩnh phát hiện, bắt giữ.

Tháng 3/2020, sau một thời gian điều tra, Công an TP Hà Tĩnh đã xác định được: Phạm Ngọc Hoàng (SN 1993, trú Hương Sơn) đã móc nối, thuê Trần Quốc Phong (SN 1994, trú Hương Sơn), Nguyễn Mạnh Quang (SN 2002, trú Cẩm Xuyên), Phan Thế Phúc (SN 2003, trú Lộc Hà) với mức lương 15 triệu đồng/tháng để hoạt động lừa đảo bán số lô, số đề trên Facebook.

Hoàng sử dụng tài khoản ảo lập 4 trang Facebook để hoạt động. Các bài viết trên các trang này có nội dung quảng cáo cung cấp các số lô, số đề chuẩn (đánh trúng). Khi có khách hàng mua số lô, số đề, Hoàng yêu cầu phải cọc trước tiền, sau đó chặn liên lạc. Công an TP Hà Tĩnh phát hiện các đối tượng đã lừa đảo hàng trăm nạn nhân trên các tỉnh, thành. Qua kiểm tra tài khoản ngân hàng của Phạm Ngọc Hoàng, tính từ tháng 3/2020 đến khi bị bắt (tháng 7/2020), tổng số tiền giao dịch là hơn 2 tỷ đồng.

Vì sao tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng ở Hà Tĩnh?

Sau khi hack được tài khoản “NaTo Bắc” của em trai chị N.T.P, các đối tượng liên tục nhắn tin cho chị P thúc giục chuyển tiền để mua man (tiền Nhật Bản) để kiếm lời...

Ngày 2/9/2020, Cơ quan CSĐT Công an TX Kỳ Anh tiếp nhận tin báo của chị N.T.P. (SN 1987, trú xã Kỳ Hoa) với nội dung: Vào ngày 22/8/2020, quá trình sử dụng mạng xã hội Facebook, chị nhận được tin nhắn từ tài khoản “NaTo Bắc” (tài khoản Facebook của em trai chị P. đang đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản) với nội dung chuyển tiền vào số tài khoản 19036073037013, tên chủ tài khoản Nguyễn Hoàng Nhật Minh số tiền 37 triệu đồng”, để mua man (tiền Nhật Bản).

Sau đó, tài khoản này tiếp tục yêu cầu chị P. chuyển thêm 48 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, chị P. phát hiện tài khoản Facebook của em trai bị đối tượng khác chiếm đoạt và sử dụng để lừa đảo nên đã trình báo cơ quan công an.

Vì sao tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng ở Hà Tĩnh?

Nhóm đối tượng người Quảng Trị lừa đảo qua mạng bị Công an TX Kỳ Anh "bóc phốt". Từ trái qua phải: Nguyễn Văn Thanh, Lê Thiên Thạch, Võ Phước Châu, Hồ Văn Trung, Hồ Văn Trung.

Quá trình điều tra, Công an TX Kỳ Anh phát hiện thủ phạm là một ổ nhóm trú tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chuyên hack Facebook lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm: Hồ Văn Trung (SN 1996), Lê Thiên Thạch (SN 2001), Hoàng Đình Thông (SN 1998), Nguyễn Văn Thanh (SN 2001) và Võ Phước Châu (SN 1999), đều trú xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong.

Vì sao tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng ở Hà Tĩnh?

Các đối tượng trong đường dây lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại bị lực lượng chức năng Hà Tĩnh bắt giữ vào tháng 12/2019.

Trước đó, tháng 12/2019, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh phối hợp với Công an huyện Kỳ Anh bắt giữ 20 đối tượng, khám xét 20 địa điểm khác nhau, triệu tập 12 đối tượng chuyên lừa đảo bằng cách mua thẻ sim “rác”, rồi gọi điện cho người bị hại tự xưng là nhân viên ngân hàng, nhân viên hoặc người có chức vụ của các nhà mạng, ngân hàng lớn… thông báo số thuê bao của người bị hại trúng thưởng (gồm tiền mặt và hiện vật có giá trị lớn).

Để nhận được giải thưởng, các đối tượng yêu cầu bị hại phải làm hồ sơ nhận thưởng bằng cách chuyển tiền với hình thức mua nhiều thẻ cào điện thoại có giá trị nhắn tin cho đối tượng, hoặc chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng chỉ định. Khi đã chiếm đoạt được tiền của người bị hại, các đối tượng sẽ vứt sim hoặc thêm vào danh sách hạn chế của điện thoại để người bị hại không thể liên lạc.

Vì sao tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng ở Hà Tĩnh?

Lực lượng cảnh sát hình sự (Công an Hà Tĩnh) tham gia một vụ án đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đại úy Hoàng Văn Vỹ - Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh) cho biết: “Các đối tượng lừa đảo qua mạng đều am hiểu về công nghệ thông tin; sử dụng phần mềm, thiết bị chuyên dụng để tấn công vào tài khoản mạng xã hội như: Facebook, Zalo hoặc thiết lập những tài khoản Facebook, Zalo có tên giống với tên của chủ tài khoản để tiếp cận danh sách bạn bè, từ đó gửi tin nhắn qua mạng xã hội, đề nghị có việc gấp để vay tiền, nhờ chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt tài sản…”.

Theo nhiều điều tra viên kỳ cựu của Công an Hà Tĩnh, sau khi đánh cắp được tài khoản, các đối tượng tập trung nghiên cứu thông tin cá nhân, sở thích, cách nói chuyện với bạn bè, người thân, sau đó mạo danh để nhờ sự giúp đỡ, với nội dung phổ biến như đang gặp khó khăn hoặc nói có việc gấp cần vay tiền, nhờ mua đồ, mua thẻ điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản…

Vì sao tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng ở Hà Tĩnh?

Lê Văn Bình (SN 1994 - bên trái) và Nguyễn Thế Anh (SN 1991) cùng trú ở thôn Mỹ Lạc, xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lừa đảo qua điện thoại, chiếm đoạt hơn 320 triệu đồng, bị TAND huyện Kỳ Anh đưa ra xét xử vào tháng 6/2020 (tổng mức phạt dành cho 2 bị cáo là 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”).

Trung tá Đặng Văn Ngọc - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự khuyến cáo, người dân khi sử dụng mạng xã hội cần tăng cường độ bảo mật của mật khẩu; sử dụng các mật khẩu 8 ký tự có cả chữ, số, ký tự đặc biệt. Khi có người đề nghị vay tiền, chuyển tiền thì gọi cuộc gọi thoại để kiểm tra, xác minh xem có phải bạn bè mình cần vay hay không.

Tuyệt đối không chia sẻ mật khẩu và thông tin cá nhân. Khi kết bạn nên cảnh giác những tài khoản lạ, tài khoản là người nước ngoài; không cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền cho người khác khi chưa kiểm tra, xác thực thông tin chính xác của người được nhận, nhất là các trường hợp chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, mua bán hàng online…”.

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.