Vì sao trời lạnh dễ đột quỵ?

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến ở lứa tuổi còn trẻ. Trong thời tiết lạnh như hiện nay càng làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì sao lại như vậy?

Trời lạnh dễ đột quỵ

Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở Miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; Miền Trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12.

Tại Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía bắc, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.

Thời tiết lạnh có thể làm co các mạch máu, làm tăng áp lực lên mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp, từ đó dẫn đến xuất huyết não – nguyên nhân đột quỵ phổ biến. Hơn thế nữa, khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho máu vón cục và hình thành máu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.

Vì sao trời lạnh dễ đột quỵ?

Khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho máu vón cục và hình thành máu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.

Bí quyết ngăn ngừa đột quỵ trong mùa lạnh

Khi thức dậy, việc ra khỏi chăn/giường/phòng ngủ đều là những thời điểm biến đổi nhiệt độ môi trường, cần lưu ý thay đổi từ từ tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều và đột ngột. Ngoài ra, thời điểm thức dậy, cơ thể vẫn trong trạng thái nghỉ ngơi, chưa thích nghi với các hoạt động, hệ tuần hoàn hoạt động với công suất thấp, nếu thức dậy quá nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Bạn cần lưu ý thực hiện một số hành động ngay sau khi thức giấc để đảm bảo an toàn.

Sau khi thức giấc, bạn nằm trên giường trong khoảng 5 phút, hít thở, cử động nhẹ nhàng như duỗi tay chân giúp tăng dần tốc độ lưu thông máu để cơ thể thích nghi an toàn. Sau đó, bạn chậm rãi đứng dậy, ra khỏi giường trong lúc đó tranh thủ vận động hai tay một cách nhịp nhàng trong vài phút để khởi động cơ thể với cường độ cao hơn chút nữa. Việc thức dậy từ từ còn góp phần hạn chế trượt ngã ở người già.

Nên mở cửa phòng từ từ, đứng tránh một bên để phòng gió lạnh thổi vào người đột ngột, sau khi mở cửa nên đứng gần cửa khởi động thêm ít phút với động tác nhẹ rồi tiến dần ra ngoài. Người cao tuổi nên duy trì thói quen này vào buổi sáng để có sức khỏe ổn định, tránh những nguy cơ đáng tiếc.

Cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ qua FAST

FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.

ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên.

SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

TIME: Bạn cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.

Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu tay chân, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn. Khung giờ vàng để có kết quả điều trị tốt nhất là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc đột quỵ.

Vì sao trời lạnh dễ đột quỵ?
Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Tòa căn hộ Kyoto 5 (phân khu The Kyoto - Vinhomes Star City) ra mắt đã tạo cơn sốt mới cho thị trường BĐS Thanh Hóa. Phong cách sống chuẩn Nhật, tiêu chuẩn bàn giao cao cấp cùng khả năng sinh lời hấp dẫn là những lý do khiến dự án dễ dàng lọt mắt xanh giới đầu tư và khách ở thực.
Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Thử nghiệm các món ăn, đồ uống mới lạ rồi chia sẻ lên mạng xã hội là công việc của những food reviewer (người đánh giá đồ ăn). Đây là nghề đang được nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh theo đuổi.
Đau răng cảnh báo bệnh lý răng miệng nào?

Đau răng cảnh báo bệnh lý răng miệng nào?

Đau răng là tình trạng ê buốt, nhức hoặc đau dữ dội ở bên trong hoặc xung quanh vùng răng, nướu. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau.