Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, ngành Tư pháp Hà Tĩnh không ngừng đổi mới, phát triển; nâng cao vai trò, vị thế; góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

“Người gác cổng” đáng tin cậy

Hà Tĩnh đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước ngoặt lớn trong phát triển KT-XH, không ngừng quan tâm hoàn thiện các thể chế, chính sách. Các văn bản, chính sách do HĐND, UBND tỉnh ban hành đã thực hiện tốt “sứ mệnh”, thực sự đi vào cuộc sống và mang lại giá trị thực tiễn cao. Thành công đó không thể không kể đến vai trò thẩm định của “người gác cổng” văn bản.

Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh Lê Viết Hồng chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về công tác tư pháp.

Trưởng phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), Sở Tư pháp Trần Thị Hải Giang lý giải: “Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong quy trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL; là giai đoạn “tiền kiểm” giúp cơ qua thẩm quyền ban hành văn bản có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nội dung, hình thức của dự thảo. Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo cho văn bản QPPL được ban hành phù hợp với chủ trương đường lối của đảng, đúng thẩm quyền, hình thức, nội dung, không trái với quy định của pháp luật. Với mỗi dự thảo, chúng tôi sẽ xem xét, nghiên cứu hồ sơ, đặc biệt là đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách để xây dựng báo cáo thẩm định mang tính phản biện. Trên cơ sở kiến nghị dưới góc độ pháp lý của cơ quan tư pháp, dự thảo sẽ tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định”.

Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

Công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp Hà Tĩnh không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trọng trách cao cả đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL phải nỗ lực hết mình trong thực hiện nhiệm vụ. Do tính chất công tác thẩm định liên quan tới đa mảng, đa lĩnh vực; nhất là nhiều nội dung “nặng” tính chuyên ngành nên cán bộ thẩm định không ngừng trau dồi, cập nhật kiến thức, nghiên cứu sâu các văn bản QPPL liên quan để có thể nhìn nhận, đưa ra đánh giá, phản biện chính xác đối với nội dung từng dự thảo.

6 tháng đầu năm 2021, Sở Tư pháp đã thẩm định 30 dự thảo văn bản QPPL, góp ý 67 dự thảo văn bản của Trung ương và của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tự kiểm tra 26 văn bản QPPL. Đặc biệt, ngành tư pháp Hà Tĩnh đã chủ động tham gia ngay từ đầu cùng với cơ quan chủ trì trong quá trình xây dựng dự thảo, thông qua việc góp ý bằng văn bản hoặc tổ chức họp để trao đổi, thống nhất ý kiến. Nhờ vậy, công tác thẩm định, góp ý văn bản ngày càng được nâng cao. Đa số ý kiến thẩm định của sở đều được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý.

Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

Sở Tư pháp Hà Tĩnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, tự kiểm tra văn bản QPPL (Ảnh tư liệu).

Cầu nối đưa pháp luật đến Nhân dân

Gần 2 tháng nay, đều đặn 2 lần mỗi ngày, loa truyền thanh của thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) lại cập nhật thông tin mới nhất và các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nhờ “thấm” các quy định của pháp luật, ý thức chấp hành của người dân tăng lên rõ rệt.

Theo ông Trần Hoàng Thạch - Trưởng phòng Tư pháp huyện Nghi Xuân: "Nhờ chú trọng phổ biến pháp luật về các nội dung liên quan đến chế tài xử phạt việc không đeo khẩu trang nơi công cộng, vi phạm cách ly, không khai báo y tế khi đi về từ vùng dịch… tình trạng vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 đã giảm hẳn, rõ nhất là trong thời điểm địa phương này thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg.

Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

Nhờ “thấm” các quy định của pháp luật, người dân thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch COVID-19.

6 tháng đầu năm, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tập trung vào những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, như: bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phòng, chống dịch bệnh COVID-19; vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông… Sở Tư pháp cũng đã tăng cường phối hợp với các đơn vị tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan tới việc cấp căn cước công dân, phòng chống các bệnh truyền nhiễm…

Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

Cán bộ Sở Tư pháp bàn bạc các kế hoạch triển khai tuyên truyền Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 (Quyết định 25) quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, Sở Tư pháp đã tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ pháp chế sở, ngành và công chức tư pháp cấp huyện. Trong 6 tháng, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện đã thực hiện 1.700 cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp với 186.670 lượt người tham dự, cấp phát 301.349 tài liệu PBGDPL cho cán bộ, Nhân dân.

Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

Sau thời gian sinh hoạt tại Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), không ít hội viên đã phát huy những kiến thức pháp luật được trang bị, trở thành “mắt xích” tuyên truyền hiệu quả. (Ảnh tư liệu).

Với phương châm “đối tượng nào, hình thức ấy”, các hình thức tuyên truyền pháp luật được đổi mới phong phú, đa dạng như: qua phương tiện truyền thông, loa phát thanh, các hội thi, câu lạc bộ pháp luật… dần trở nên gần gũi với Nhân dân. Nhờ đó, tình hình tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội tại Hà Tĩnh giảm hẳn, những mâu thuẫn, bất hòa trong dân cư đều được hòa giải ngay từ cơ sở.

Vị thế ngành Tư pháp Hà Tĩnh từng bước được nâng cao

Hoạt động công chứng được là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Tư pháp, góp phần nâng cao đời sống pháp lý cơ sở.

Ngoài ra, các mặt công tác khác như: quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp... cũng đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của ngành vào sự phát triển chung của tỉnh.

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng khẳng định: “Thời gian tới, ngành tư pháp sẽ nỗ lực, cố gắng hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; khẳng định vị trí, vai trò một cách rõ nét. Toàn ngành sẽ dốc sức, đồng lòng tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, các cấp chính quyền trong hoạt động xây dựng pháp luật, văn bản pháp quy, góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng ổn định, phát triển nhanh và bền vững”.

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.