Việt Nam tăng hạn sử dụng thành công tàu đổ bộ Mỹ

Các tàu đổ bộ tăng LST-542 chiến lợi phẩm thu được sau khi đất nước thống nhất mặc dù cao tuổi nhưng vẫn đủ sức phục vụ một thời gian dài nữa.

Hiện tại trong biên chế của Lữ đoàn vận tải biển 125 anh hùng (tiền thân là đơn vị tàu không số) có 2 tàu đổ bộ tăng (LST) số hiệu 501 và 503, đây vốn là chiến lợi phẩm ta thu được từ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa sau chiến tranh.

Mặc dù vậy lịch sử 2 con tàu này còn lâu hơn thế, khi nó vốn là tàu đổ bộ LST-542: mang tên USS Maricopa County (501) và USS Coconino County (503) được đóng cho Hải quân Mỹ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lớp tàu đổ bộ tăng LST-542 có chiều dài 100 m, chiều rộng 15 m, lượng giãn nước đầy tải 4.080 tấn, khả năng chuyên chở được 1.600 - 1.900 tấn hàng hóa.

Tuy rằng đã trải qua thời gian dài sử dụng nhưng các tàu LST hiện vẫn còn phục vụ trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Việt Nam tăng hạn sử dụng thành công tàu đổ bộ Mỹ

Trực thăng Mi-8 hạ cánh trên tàu đổ bộ tăng LST-542 số hiệu 501 của Hải quân nhân dân Việt Nam

Do đã có tuổi đời trên 70 năm, lớp tàu đổ bộ cỡ lớn này rất cần được đại tu, sửa chữa lớn để kéo dài thời hạn phục vụ, nhất là khi chúng vẫn là các “tàu há mồm” kích thước lớn nhất của Hải quân Việt Nam.

Báo Hải quân Việt Nam cho biết, từ ngày 20/6/2017 cho đến ngày 22/06/2018, tàu 503 đã được đồng bộ, hiện đại hoá ở Nhà máy X51, cho phép kéo dài thời gian hoạt động thêm 12 - 15 năm.

Đây là khoảng thời gian rất quý, đủ để chúng ta lựa chọn một lớp tàu đổ bộ mới hơn nhằm thay thế.

Với năng lực của ngành đóng tàu Việt Nam thì việc chế tạo một lớp chiến hạm có lượng giãn nước tương đương nhưng tính năng kỹ chiến thuật cao hơn hẳn là việc làm trong tầm tay, khi đó các tàu đổ bộ LST-542 này có thể yên tâm nghỉ ngơi.

Việt Nam tăng hạn sử dụng thành công tàu đổ bộ Mỹ

Pháo phòng không nòng đôi Bofors 40 mm trên tàu đổ bộ tăng 503

Thêm một chi tiết nữa cần quan tâm đó là hiện tại dàn vũ khí hệ 2 trên tàu đổ bộ LST-542 vẫn còn như nguyên bản, đó là pháo phòng không nòng đôi Bofors 40 mm sử dụng hệ đạn dược khác với vũ khí do Liên Xô sản xuất.

Trong trường hợp cần thiết, Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế những khẩu pháo Bofors 40 mm này bằng pháo 37 mm 61-K thân thuộc hơn và đã được cải tiến bằng cách tích hợp cò điện cũng như lấy phần tử bắn từ thiết bị trinh sát quang học cũng như radar.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.