Virus SARS-CoV-2 có lây truyền qua không khí?

Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đều thừa nhận khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua không khí.

Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cập nhật hướng dẫn về cách thức lây truyền virus SARS-CoV-2, trong đó một lần nữa khẳng định virus có thể lây truyền trong không khí ở khoảng cách 6 feet (1,8m). Hướng dẫn được cập nhật là sự khẳng định của cơ quan y tế Mỹ về khả năng lây truyền của virus SARS- CoV-2 qua đường không khí mà không cần tiếp xúc gần với người bệnh.

Virus SARS-CoV-2 có lây truyền qua không khí?

Với khoảng cách ngày càng tăng từ nguồn, nguy cơ lây truyền bệnh cũng tăng lên, mặc dù các trường hợp lây nhiễm qua đường không khí ở khoảng cách lớn hơn 2m tính từ nguồn lây nhiễm ít xảy ra hơn so với ở khoảng cách gần. Các sự kiện lây truyền kiểu này thường liên quan đến sự hiện diện của nguồn bệnh trong không gian kín trong một khoảng thời gian dài.

Theo các báo cáo đã xuất bản, những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 trong những trường hợp này bao gồm:

- Không gian kín không có hệ thống thông gió hoặc xử lý không khí không tốt khiến nồng độ của dịch hô hấp thở ra, đặc biệt là các giọt rất nhỏ và các hạt aerosol khí tích tụ trong không khí.

- Tăng lượng dịch hô hấp thở ra khi người nhiễm bệnh gắng sức hoặc lấy hơi (như tập thể dục, la hét hay ca hát).

- Ở lâu trong môi trường có nồng độ virus cao (thường là hơn 15 phút).

Ngày 10/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã nhận định “biến chủng lần đầu phát hiện ở Ấn Độ lây rất nhanh trong không khí, đặc biệt ở môi trường kín, song không khiến bệnh cảnh nặng hơn”.

Phân tích cách thức lây truyền của virus SARS-CoV-2, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết virus lây truyền thông qua giọt bắn, tức là mầm bệnh nằm trong các giọt bắn từ đường hô hấp tiết ra. Đây là phương thức lây truyền được khuyến cáo từ khi khởi phát đại dịch vào đầu năm 2020.

BS Hà nêu rõ, kích thước mỗi giọt bắn thông thường là trên 5 micromet. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1m) với người mang virus có thể mắc Covid-19 khi các giọt bắn này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt. Ở khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 2m, giọt bắn càng lớn thì tốc độ rơi xuống đất càng nhanh, số lượng giọt bắn sẽ rơi bớt đi khi tiếp xúc, khả năng lây truyền mầm bệnh ít hơn. Ngược lại, hạt càng nhẹ thì rơi lâu, khả năng lây truyền nhanh hơn.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch hiện nay khi xuất hiện các biến chủng mới như chủng lần đầu phát hiện ở Anh và chủng lần đầu phát hiện ở Ấn Độ, virus SARS-CoV-2 còn có khả năng lây truyền qua không khí. Chuyên gia này phân tích, những giọt bắn nhỏ hơn 5 micromet (gọi là aerosol hay hạt khí dung) sẽ treo lơ lửng trong không khí. Các hạt này bản chất là dạng vật chất, dạng rắn hoặc dạng lỏng, tồn tại ở cấu trúc rất nhỏ. Về nguyên lý, khi trọng lượng nhỏ, những hạt này nằm lại trong không khí lâu, phát tán xa hơn, và những người ở xa có thể hít phải các hạt đó rồi nhiễm bệnh.

Virus SARS-CoV-2 có lây truyền qua không khí?

(Ảnh minh họa)

“Trong môi trường lưu thông không khí kém như phòng kín, khoang máy bay, ôtô, phòng tại bệnh viện, hội trường, quán bar, karaoke..., những hạt nhỏ này bay lơ lửng trong không khí, không có lối thoát. Chúng có thể tích tụ nhanh chóng thành nồng độ đặc dần, dẫn đến người trong môi trường không gian kín đó có thể hít phải những giọt bắn đó gây bệnh” - BS Hà cho biết.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho biết, vừa qua WHO và US CDC cũng có đã thừa nhận khả năng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trong không khí.

Theo PGS Phu, virus lây nhiễm trong không khí thường xảy ra ở môi trường kín như trong phòng kín, kém thông gió, virus lơ lửng trong không khí lâu hơn, càng tụ tập đông người thì cũng sẽ dễ bị lây hơn.

Các chuyên gia đều cho rằng, chủng virus lần này mức độ lây lan mạnh hơn khiến lượng người nhiễm nhiều lên, bao phủ ở nhiều đối tượng, kể cả những bệnh nhân trẻ tuổi. Theo các chuyên gia, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, các biện pháp lưu thông khí rất quan trọng, đó là biện pháp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lâu dài. Bên cạnh đó, chúng ta phải thực hiện tốt 5K của Bộ Y tế (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập đông người, khai báo y tế)./.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.