Vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị xử lý như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Anh Lại Thế Dâng (xã Thạch Hải, Thạch Hà) hỏi: Hành vi vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu khi tàu cá đang đánh bắt hải sản trên biển thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

130d2142945t2933l7-142d3130019t27790l0-4928.jpg
BĐBP Hà Tĩnh phối hợp tăng cường thanh tra, kiểm soát thực hiện quy định về thiết bị giám sát hành trình.

Trả lời:

Theo Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá

1. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi tàu cá không hoạt động trên biển mà không được giám sát theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc tàu cá theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m;

b) Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m;

c) Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m;

d) Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên.

3. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện đúng quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng hoặc không truyền được thông tin, dữ liệu từ tàu cá về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi đang hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m;

b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không báo cáo bằng văn bản trước khi cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho cơ quan quản lý theo quy định;

c) Không thực hiện kẹp chì khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định hoặc không thông báo mẫu kẹp chì cho cơ quan quản lý theo quy định hoặc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá không đúng quy định;

d) Không bảo mật dữ liệu giám sát hành trình tàu cá theo quy định;

đ) Cập nhật không chính xác thông tin về tàu, chủ tàu, mã thiết bị giám sát tàu cá vào phần mềm giám sát tàu cá theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hành vi quy định tại khoản 3 điều này trong trường hợp tái phạm;

b) Thay thế kẹp chì thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá mà không báo cáo cơ quan chức năng.

5. Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tàng trữ hoặc lưu giữ mỗi thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác khi tàu cá đó hoạt động trên biển;

b) Gửi thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khi tàu cá đó hoạt động trên biển.

6. Phạt tiền từ 100-300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

b) Không duy trì việc truyền thông tin về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m;

c) Không thực hiện đúng quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng hoặc không truyền được thông tin, dữ liệu từ tàu cá về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi đang hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên.

Như vậy, người nào thực hiện hành vi vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu khi tàu cá đang đánh bắt hải sản trên biển có thể bị xử phạt hành chính đến 300 triệu đồng.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.
"Rầm rộ" rao bán pháo hoa trên chợ mạng

"Rầm rộ" rao bán pháo hoa trên chợ mạng

Việc người dân Hà Tĩnh vô tư rao bán pháo hoa trên mạng xã hội không chỉ là hành vi vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
 Học sinh phạm luật giao thông: Lỗi đầu của phụ huynh?!

Học sinh phạm luật giao thông: Lỗi đầu của phụ huynh?!

Trong khi nhiều phụ huynh mặc nhiên giao xe mô tô, xe gắn máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển thì không ít nhà trường ở Hà Tĩnh vẫn nhận trông giữ các loại phương tiện này cho học sinh. Liệu đây có thể xem là sự “tiếp tay” cho các em vi phạm Luật Giao thông đường bộ?
Đánh bạc với… những tháng tù

Đánh bạc với… những tháng tù

Dựa vào “đỏ đen” để kiếm lời, nhóm bị cáo ở Hà Tĩnh tự đẩy mình vào chốn tù tội. Đó cũng là bài học cho những ai coi thường pháp luật, muốn làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác.
16 năm tù cho kẻ kiếm lời từ ma túy

16 năm tù cho kẻ kiếm lời từ ma túy

Mua đi bán lại ma túy để kiếm lời, bị cáo Phạm Tiến Đăng (xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ) bị Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kết án 16 năm tù giam.