Đã có bao nhiêu tàu sân bay bị tàu ngầm đánh đắm?

Cơ hội (sống sót của tàu sân bay) đã không có nhiều kể cả trong những thời kỳ, khi mà các tàu ngầm chỉ là những chiếc “ghe nhỏ”...

Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều bài về “bí mật trên tàu sân bay, kế hoạch đóng tàu sân bay….” của một số nước và vài nội dung liên quan khác. Cùng với tàu sân bay, lực lượng tàu ngầm cũng được đề cập đến tương đối nhiều.

Để kết nối 2 chủ đề trên lại với nhau, xin giới thiệu (nguyên văn) một bài báo cách đây không lâu của chuyên gia quân sự Nga Oleg Kaptsov đăng trên “Bình luận quân sự” Nga và được nhiều báo khác đăng lại ngày 10/11/2015 về “mối quan hệ mâu và thuẫn” (đúng hơn là “thủ phạm – nạn nhân) giữa hai lực lượng này. Có thể có một liên tưởng nào đó.

“Những con quái vật khổng lồ trên biển có thể ném bom mục tiêu ở cự ly cách mình hàng trăm km. Với hàng chục máy bay trên boong – tức là cả một lực lượng Không quân mạnh. Tuy nhiên, từ trước đến nay chúng gần như bất lực khi gặp các tàu ngầm.

Còn bây giờ thì nói chung các cụm tàu sân bay tấn công gần như không còn cơ hội nào (khi gặp tàu ngầm).

Cơ hội (sống sót của tàu sân bay) đã không có nhiều kể cả trong những thời kỳ, khi mà các tàu ngầm chỉ là những chiếc “ghe nhỏ” phải nổi trên mặt nước tới 90% thời gian đi biển của mình.

(Lúc đó chúng) Không có khả năng nhanh chóng lặn sâu và thay đổi độ sâu. Không có các ngư lôi tự dẫn và các hệ thống thủy âm tự động với các ăng ten hình cầu và hình ống. Không có các phương tiện đo tốc độ âm thanh trong các tầng nước. Không có GPS và GLONASS; không có phương tiện liên lạc vô tuyến thông suốt và chỉ có các thiết bị tương tự thô sơ (không có màn hình hiển thị hình ảnh). Không có các phương tiện vũ trụ chỉ mục tiêu và nhận các dữ liệu từ các vệ tinh khí tượng. Các thủy thủ tàu ngầm ra biển chỉ trông chờ vào sư may mắn. Và may mắn đã không đánh lừa họ !

1.Ngược dòng thời gian:

Tổn thất của người Anh

Tàu sân bay “ Courageous”. Cải hoán từ tàu tuần dương, chiều dài 240 m, lượng giãn nước 23.000 tấn.

Ngày bị đánh chìm: 17/9/1939.

Thủ phạm: tầu ngầm U-29 (Đức).

da co bao nhieu tau san bay bi tau ngam danh dam

Con tàu này hoạt động trong đội hình cụm tàu tìm kiếm- chống ngầm và bị trúng ngư lôi ven bờ Ireland. Nạn nhân vụ tấn công là 519 thủy thủ (gấp 10 lần số thủy thủ chiếc tàu ngầm tấn công nó U-29), còn chính “Courageuos” đã là chiếc tàu đầu tiên của Hải quân hoàng gia Anh bị đánh chìm trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thảm kịch này đã buộc người Anh phải xem xét lại học thuyết sử dụng Hải quân. Từ đó về sau, các tàu sân bay của Anh bị cấm tham gia vào các chiến dịch săn ngầm.

Tàu sân bay “Eagle”

Ngày gặp nạn: 11/8/1941.

Thủ phạm: tầu ngầm U-73 (Đức).

Được cải hoán từ pháo hạm “Almirante Cochrane” (chiều dài 203m, lượng giãn nước 27.000 tấn). Bị đánh chìm ở Địa Trung Hải, cách Mallorca 30 km về phía nam khi đang hộ tống đoàn tàu chở hàng đến Malta (chiến dịch “ Pedestal"). 130 thủy thủ thiệt mạng.

da co bao nhieu tau san bay bi tau ngam danh dam

“Eagle” là chiếc tàu Anh duy nhất khi tính toán thiết kế sử dụng đơn vị đo bằng mét (đơn vị đo lường quốc tế), bởi vì tàu này lúc đầu được dự định đóng cho Hải quân Chile.

Tàu sân bay “Ark Royal ”

Sự kiện: 14/11/ 1941.

Thủ phạm: tầu ngầm U-81

da co bao nhieu tau san bay bi tau ngam danh dam

Tháng 11/1941 , khi đang làm nhiệm vụ vận chuyển máy bay tiêm kích đến Malta. Tầu sân bay “Ark Royal” bị tấn công bằng ngư lôi trên Biển Địa Trung Hải. Tàu sân bay này chỉ bị trúng một quả ngư lôi, nhưng như thế cũng là quá đủ. Cuộc chiến giành sự sống kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Khi tàu sân bay đã nghiêng ở góc 35 độ, thủy thủ đoàn được sơ tán sang tàu khu trục, sau đó 2 tiếng đồng hồ “Ark Royal” chìm hẳn.

Nhưng phải đánh giá rất cao chiến dịch cứu hộ “Ark Royal” rất bài bản của Hải quân Anh: trong số 1.500 thành viên kíp thủy thủ “Ark Royal”, duy nhất chỉ một người thiệt mạng.

Ngoài 3 tàu sân bay hạng nặng nói trên, trong các năm 1941-1942, người Anh còn mất 2 tàu “hộ vệ ” – “Audacity” và “Avenger”. Hậu quả bi thảm nhất là đối với “Avenger” – hơn 500 thủy thủ thiệt mạng (kết quả tấn công của U-751).

Tổng cộng – mất 5 sân bay nổi. Nước Anh sau đó không bị tổn thất nhiều hơn vì đã chuyển các tàu sân bay còn lại sang Thái Bình Dương. Theo đúng nguyên tắc: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

Còn tại các vùng biển Châu Âu, tình hình thật khủng khiếp: “các đàn sói” (tàu ngầm Quân Đức) đã bắn chìm 123 tàu chiến và 2.700 tàu vận tải xăng dầu, xe tăng, hàng nghìn tấn lương thực và nhiều loại hàng hóa quan trọng khác.

Tổn thất tàu sân bay của Mỹ

Tàu sân bay “Wasp ”

Bị tàu ngầm Nhật I-19 đánh chìm gần đảo San – Cristobal tháng 9/1942.

Tổn thất về người: 193 thủy thủ.

Đây là dàn phóng ngư lôi hiệu quả nhất trong toàn bộ lịch sử các lực lượng tàu ngầm. Trong 6 quả ngư lôi được phóng, 4 quả trúng tàu “Wasp”, một quả trúng tàu khu trục, quả cuối cùng – thứ sáu trúng mũi tàu vận tải “North Carolina”. Tàu sân bay ngay lập tức phát nổ, tàu khu trục “О’Brien” chìm, còn chiếc tàu vận tải “North Carolina” chỉ bị hư hỏng nhẹ.

da co bao nhieu tau san bay bi tau ngam danh dam
Ngư lôi đánh trúng tàu khu trục. Còn phía xa là tàu sân bay “ Wasp” (Ong bắp cày) đang bốc cháy.

TàusânbayYorktown

Người anh hùng bị thương “Yorktown ” trong trận chiến Midway đang trên đường trở về căn cứ thì gặp tàu ngầm Nhật I-168. Bốn qủa ngư lôi được phóng đi – và “Yorktown” chìm xuống đáy biển cùng 80 thủy thủ trên tàu.

Trước thời điểm bị đánh đắm, “Yorktown” đã không còn là một con tàu có khả năng tác chiến.

Ngoài 2 trường hợp các tàu sân bay tấn công bị đánh chìm đình đám như trên, Mỹ còn mất tàu sân bay hộ tống “Liscome Bay” mang 28 chiếc máy bay (bị trúng ngư lôi của I-175 (Nhật Bản) tháng 11/1943, 644 thủy thủ thiệt mạng) và một tàu sân bay hộ tống khác “Block Island” (bị tàu ngầm Đức U-549 đánh đắm tại khu vực quần đảo Canaria năm 1944). Điều trớ trêu là “ Block Island” chính là con tàu chỉ huy trong cụm tàu chống ngầm gồm 10 chiếc tàu khu trục và khinh hạm của Hải quân Mỹ.

Mỹ mất ít tàu sân bay như vậy vì 2 lý do chính sau:

a) Các tàu mạnh như “Essex” và “Yorktown” hoàn toàn vắng mặt trên các tuyến hàng hải trên Đại Tây Dương; nếu có mặt ở đó, chắn chắn chúng đã là nạn nhân của các tàu ngầm U-boat (U- boot) Đức .

b) Hạm đội tàu ngầm của Nhật tương đối yếu. Không một tàu ngầm nào của Nhật có thể lặn sâu hơn 75 m. Còn những chiến radar đầu tiên cho tàu ngầm Nhật mãi tới 1945 mới được trang bị.

Tổn thất của Nhật Bản

Trước hết, chúng ta tham khảo một số số liệu về lực lượng của các bên đối đầu nhau.

Người Mỹ có 200 tàu ngầm hiện đại (vào thời điểm đó) và các thủy thủ được huấn luyện tốt. Tàu ngầm tiêu biểu của Mỹ “Gatown” lớn hơn gấp 3 lần “U- boat” của Đức: một tàu khu trục thực sự của Mỹ có thể vượt quãng đường 20.000 km – với 10 thiết bị phóng lôi, các radar và thiết bị định vị thủy âm hiện đại. Kết quả là các cụm tàu sân bay tấn công của Nhật thậm chí không thể tiếp cận được các khu vực đang diễn ra các hoạt động tác chiến.

da co bao nhieu tau san bay bi tau ngam danh dam

Thống kê tổn thất trên Thái Bình Dương . Số lượng các tàu sân bay bị tàu ngầm đánh chìm lớn hơn nhiều so với tổng số “nạn nhân” của các lực lượng khác : các tàu chiến , tàu sân bay, không quân , tàu nổi ….

Chỉ trong ngày 19/6/1944, Hải quân Nhật Hoàng đã mất một lúc 2 tàu sân bay.

Tàu ngầm “Cavella” phóng ngư lôi tấn công lôi tàu sân bay “ Shokaku” (dài 237 m, lượng giãn nước 32.000 tấn ) để báo thù trận Trân Châu Cảng. Có 1.272 thủy thủ và phi công Nhật Bản thiệt mạng.

Hậu quả đối với “Taiho” còn bi thảm hơn (tàu mới đóng, dài 260 m, lượng giãn nước 37.000 tấn). Niềm kiêu hãnh của Hải quân Thiên Hoàng chìm trong khi chưa kịp đánh trả đối phương. Cùng chịu chung số phận với con tàu là 1. 650 thủy thủ Nhật.

Có một câu chuyện đáng suy ngẫm về tinh thần người Nhật liên quan đến “Taiho” như sau: vào thời điểm bị tấn công, phi công Sakio Komatsu vừa mới cất cánh từ tàu sân bay đã phát hiện 6 dải sóng bạc đang lao về phía tàu – anh lập tức bổ nhào cảm tử và chặn được một. Trong số 5 quả ngư lôi còn lại, 4 quả đi trượt qua con tàu. Chỉ duy nhất một quả ngư lội đánh trúng tàu nhưng cũng đã làm “Taiho” bị hư hỏng nặng.

Sáu tiếng đồng hồ sau, do sai lầm của kíp thủy thủ, kho xăng bị nổ. Nhưng dù sao thì đây cũng được tính là chiến tích của chiếc tàu ngầm Mỹ “Albacore”.

Tháng 11/1944, tàu ngầm “Archerfish” đánh đắm tàu sân bay Nhật “Shinano” (265 m, 70.000 tấn). Đây là con tàu lớn nhất trong tất cả các tàu bị đánh đắm trong chiến tranh. Có 1.435 thủy thủ Nhật hy sinh.

da co bao nhieu tau san bay bi tau ngam danh dam

Tầu sân bay “Shinano” chưa được đóng hoàn chỉnh. Kíp thủy thủ không biết sơ đồ các khoang tàu của mình, con tàu này chìm dần trong khoảng thời gian 7 tiếng đồng hồ. Nhưng điều đó cũng không thay đổi bản chất vấn đề.

Nếu “Shinano” được đóng hoàn chỉnh, thì có lẽ nó đã bị chìm ngay lập tức: Một trong 4 quả ngư lôi bắn trúng tàu đã lao đúng vào khu chứa xăng máy bay (may cho người Nhật là lúc đó bể chứa chưa được đổ xăng).

Tháng 12/1944, tàu ngầm “Redfish” đánh đắm tàu sân bay Nhật “Unryu” (227 m, 20.000 tấn). Tổn thất về người – 1.238 thủy thủ.

Cùng với 4 tàu sân bay tấn công, các tàu ngầm Mỹ còn đánh chìm 4 chiếc sân bay “hộ tống”, đó là.

“Chiyo” (12/1943, do tàu ngầm Sailfish. Tổn thất – 1.350 người.

“Akitsu Maru” (11/1944), tàu ngầm “Kuinfish”. Tổn thất – 2.046 thủy thủ .

“Sino” (11/1944, do tàu ngầm “Speydfish”. Trên Biển Hoa Đông, có 1.130 người chết .

“Unyo” (9/1943, do tàu ngầm “Barb”, làm 239 thủy thủ thiệt mạng.

2. Đoạn cuối :

Tổng cộng đã có 17 tàu sân bay (9 tàu sân tàu tấn công, 8 tàu sân bay hộ tống) bị đánh chìm.12.500 thủy thủ thiệt mạng.

Đấy là “thành tích cân được” của các thủy thủ tàu ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiếc tàu sân bay cuối cùng bị đánh chìm là tàu “Amagi” cũng của Nhật tại khu vực cầu cảng sau khi bị các máy bay ném bom tấn công căn cứ hải quân Kura (29/7/1945). Từ đó đến nay không một tàu sân bay nào bị đắm trong các hoạt động tác chiến. Đơn giản chỉ là vì từ đó đến nay không có một cuộc xung đột trên biển nào có các tàu sân bay tham gia.

Trong cuộc khủng hoảng Falkland (1982), tàu sân bay “Ventisisko De Maio” ở lại trong căn cứ cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nếu không làm như vậy, khả năng lặp lại số phận con tàu “General Belgrano” là rất lớn.

Các tàu sân bay hiện đại “Nimitz” hiện nay thường hoạt động cách xa bờ, chúng chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trong các cuộc xung đột khu vực.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng buộc phải đối đầu với các con tày ngầm hiện đại?

Có một số thông tin rất thú vị (có thể chứa một phần câu trả lời) liên quan đến câu hỏi này như sau:

da co bao nhieu tau san bay bi tau ngam danh dam

Biểu tượng của tàu ngầm Hà Lan “ Valrus” (Voi biển- quen họi là Hải tượng), chính con tàu này đã “chọc thủng” hệ thống phòng ngự của Cụm tàu sân bay tấn công và “đánh chìm”( tất nhiên là gỉa định) tàu sân bay “ Roosevelt ” tại cuộc tập trận biển quốc tế JTFEX -99.

Các “vụ việc” tương tự cũng đã từng được ghi nhận tại một số cuộc tập trận chung với Hải quân Úc (tàu ngầm kiểu “Collins”) và Hải quân Israel (tàu ngầm kiểu “Dolphin”. Tháng 12/2005, đã diễn ra cuộc tập trận mang tên “Joint Task Force Exercise 06-2” với sự tham gia của chiếc tàu ngầm Thụy Điển “Gotland” được biệt phái đến Thái Bình Dương.

“Gotland” là một tàu ngầm có tốc độ nhanh, mạnh và giữ bí mật cực tốt. Tàu có 6 thiết bị phóng ngư lôi với 18 quả ngư lội và nếu cần có thể mang tới 48 quả. Kíp thủy thủ rất ít người, tàu gần như được tự động hóa hoàn toàn và được trang bị các phương tiện phát hiện mục tiêu hiện đại.

Trọng lượng thân tàu nhỏ, thép ít nhiễm từ và 27 bộ phát bù điện từ loại bỏ hoàn toàn khả năng bị phát hiện bằng các máy dò từ trường. Nhờ có động cơ điện nhiều chế độ và thiết bị khử rung toàn bộ kết cấu, “Gotland” rất khó bị phát hiện ngay cả khi nó đang hoạt động bên cạnh các tàu Mỹ, còn lớp phủ thân tàu đặc biệt cùng với kích thước không lớn của tàu làm cho các thiết bị định vị thủy âm chủ động cực kỳ khó tìm và định vị được tàu.

Con tàu “Gotland” Thụy Điển (khi tham gia tập trận) đi đâu, không ai biết. Nó lặn xuống và biến mất. Còn về sau đó, người Thụy Điển mới “khoe” với các đối tác người Mỹ những bức ảnh chụp tất cả các tàu trong cụm tàu sân bay tấn công, trong đó có tàu sân bay “Ronald Rigan” dẫn đầu đội hình. Con tàu ngầm Thụy Điển này đã lặn xuyên qua đội hình cụm tàu sân bay như dao cắt bơ và chụp ảnh từng con tàu Mỹ một.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast