F-35 được triển khai tới Alaska trong bối cảnh gần đây liên tiếp xảy ra các cuộc đối đầu giữa máy bay tuần tra Nga và máy bay Mỹ trong khu vực.
Hai tiêm kích tàng hình F-35 đầu tiên của Mỹ đã tới căn cứ Không quân Eielson ở Alaska sau các cuộc thử nghiệm đặc biệt.
Những chiếc F-35 này được triển khai tới Alaska trong bối cảnh gần đây liên tiếp xảy ra các cuộc “đối đầu” giữa máy bay tuần tra Nga và máy bay chiến đấu của Mỹ trong khu vực.
F-35 của Mỹ. Ảnh: Zade Vadnais
Trong một thông cáo, Không quân Mỹ cho biết, hai chiếc F-35A Lightning II đã tới căn cứ Không quân Eielson hôm 21/4. Căn cứ này sẽ được nhận 54 chiếc F-35 từ nay tới cuối năm.
Nằm ở miền trung Alaska và phía nam thành phố Fairbanks, căn cứ không quân Eielson còn là nơi đặt Trung tâm huấn luyện tập trung Alaska (JPARC) – nơi chuyên huấn luyện phi công.
Trong khi đó, các tiêm kích F-22 Raptor, cũng do Lockheed Martin chế tạo, sẽ đồn trú ở căn cứ Elmendorf-Richardson cách Eielson 400km về phía nam.
Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, những chiếc F-35 và phi công cần phải có sự chuẩn bị đặc biệt cho việc bay và hạ cánh trong điều kiện băng giá trước khi được triển khai tới Alaska.
Mặc dù việc triển khai F-35 tới Eielson đã được lên kế hoạch từ năm 2016, việc 2 chiếc đầu tới Alaska cũng được thực hiện trong bối cảnh máy bay Mỹ đã nhiều lần chặn máy bay tuần tra của Nga xung quanh khu vực này trong thời gian gần đây.
Hôm 14/3, hai chiếc máy Tu-142 của Nga bị F-22 của Mỹ chặn trên vùng biển quốc tế ở Chukotsk và Beaufort. Sau đó, ngày 9/4, hai chiếc IL-38 bị chặn trên vùng biển quốc tế ở biển Bering.
Những sự việc này khiến giới chức Mỹ cáo buộc Nga đang thăm dò khả năng phòng thủ của Mỹ trong bối cảnh Washington đang phải đối phó với đại dịch Covid-19 khiến gần 50.000 người thiệt mạng.
Sau Thế chiến 2, Alaska trở thành khu vực phòng thủ chiến lược của Mỹ trước máy bay ném bom và tên lửa nhắm vào lục địa Mỹ. Các máy bay ném bom và tên lửa đạn đạo muốn tấn công hạt nhân vào các mục tiêu ở Canada hay Mỹ nhiều khả năng sẽ phải đi qua hoặc đi gần khu vực Bắc Cực do dù chúng xuất phát từ Nga hay Trung Quốc.
Do đó, Mỹ đã triển khai một số chiến cơ hiện đại nhất tới Alaska cùng các hệ thống radar mạnh mẽ và hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.