Mỹ triển khai F-35 tới Alaska, dè chừng Nga

F-35 được triển khai tới Alaska trong bối cảnh gần đây liên tiếp xảy ra các cuộc đối đầu giữa máy bay tuần tra Nga và máy bay Mỹ trong khu vực.

Hai tiêm kích tàng hình F-35 đầu tiên của Mỹ đã tới căn cứ Không quân Eielson ở Alaska sau các cuộc thử nghiệm đặc biệt.

Những chiếc F-35 này được triển khai tới Alaska trong bối cảnh gần đây liên tiếp xảy ra các cuộc “đối đầu” giữa máy bay tuần tra Nga và máy bay chiến đấu của Mỹ trong khu vực.

Mỹ triển khai F-35 tới Alaska, dè chừng Nga

F-35 của Mỹ. Ảnh: Zade Vadnais

Trong một thông cáo, Không quân Mỹ cho biết, hai chiếc F-35A Lightning II đã tới căn cứ Không quân Eielson hôm 21/4. Căn cứ này sẽ được nhận 54 chiếc F-35 từ nay tới cuối năm.

Nằm ở miền trung Alaska và phía nam thành phố Fairbanks, căn cứ không quân Eielson còn là nơi đặt Trung tâm huấn luyện tập trung Alaska (JPARC) – nơi chuyên huấn luyện phi công.

Trong khi đó, các tiêm kích F-22 Raptor, cũng do Lockheed Martin chế tạo, sẽ đồn trú ở căn cứ Elmendorf-Richardson cách Eielson 400km về phía nam.

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, những chiếc F-35 và phi công cần phải có sự chuẩn bị đặc biệt cho việc bay và hạ cánh trong điều kiện băng giá trước khi được triển khai tới Alaska.

Mặc dù việc triển khai F-35 tới Eielson đã được lên kế hoạch từ năm 2016, việc 2 chiếc đầu tới Alaska cũng được thực hiện trong bối cảnh máy bay Mỹ đã nhiều lần chặn máy bay tuần tra của Nga xung quanh khu vực này trong thời gian gần đây.

Hôm 14/3, hai chiếc máy Tu-142 của Nga bị F-22 của Mỹ chặn trên vùng biển quốc tế ở Chukotsk và Beaufort. Sau đó, ngày 9/4, hai chiếc IL-38 bị chặn trên vùng biển quốc tế ở biển Bering.

Những sự việc này khiến giới chức Mỹ cáo buộc Nga đang thăm dò khả năng phòng thủ của Mỹ trong bối cảnh Washington đang phải đối phó với đại dịch Covid-19 khiến gần 50.000 người thiệt mạng.

Sau Thế chiến 2, Alaska trở thành khu vực phòng thủ chiến lược của Mỹ trước máy bay ném bom và tên lửa nhắm vào lục địa Mỹ. Các máy bay ném bom và tên lửa đạn đạo muốn tấn công hạt nhân vào các mục tiêu ở Canada hay Mỹ nhiều khả năng sẽ phải đi qua hoặc đi gần khu vực Bắc Cực do dù chúng xuất phát từ Nga hay Trung Quốc.

Do đó, Mỹ đã triển khai một số chiến cơ hiện đại nhất tới Alaska cùng các hệ thống radar mạnh mẽ và hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Theo VOV

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.