Tàu tên lửa Molniya Việt Nam mạnh hơn tàu tàng hình tốt nhất Hàn Quốc?

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia quân sự, tàu tên lửa tấn công nhanh Gumdoksuri của Hàn Quốc sở hữu nhiều ưu điểm hơn Molniya 1241.8, điều đó có chính xác?

Sau khi Hải quân nhân dân Việt Nam làm lễ tiếp nhận 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ Molniya 1241.8 vào biên chế, giới phân tích quân sự trong khu vực đã ngay lập tức bày tỏ sự quan tâm đặc biệt.

Dĩ nhiên đi kèm với đó họ sẽ tiến hành so sánh, phân tích sức mạnh của "Tia chớp" với một số lớp tàu có lượng giãn nước tương ứng.

"Đồng cân đồng hạng" nhất khi đặt cạnh Molniya chính là chiến hạm lớp Gumdoksuri của Hải quân Hàn Quốc, vậy chiếc tàu tên lửa này có gì đặc biệt?

tau ten lua molniya viet nam manh hon tau tang hinh tot nhat han quoc

Tàu tên lửa tấn công nhanh Gumdoksuri (PKG-A) của Hải quân Hàn Quốc

Gumdoksuri (PKG-A) là lớp tàu tên lửa tấn công nhanh tiên tiến của Hải quân Hàn Quốc, được chế tạo phục vụ mục đích tuần tra ven bờ, chiếc đầu tiên của lớp đã đi vào hoạt động trong tháng 12/2008, số lượng hiện tại vào khoảng 18 chiếc.

Lớp chiến hạm này có lượng giãn nước đầy tải 570 tấn; chiều dài 63 m; chiều rộng 9 m; mớn nước 3,2 m; thủy thủ đoàn 40 người, đơn giá một tàu vào thời điểm năm 2009 là 37,7 triệu USD, dễ nhận thấy rằng các thông số trên rất tương đồng với Molniya 1241.8 của Việt Nam.

Ưu điểm lớn nhất của PKG-A là nó có thiết kế tán xạ sóng radar, cho khả năng tàng hình tương đối tốt, đây là điều mà Molniya không có.

Ngoài ra tàu còn được lắp đặt hệ thống đẩy phản lực nước thay vì dùng chân vịt truyền thống, cho phép xoay trở rất nhanh, đặc biệt thích hợp khi hoạt động ở vùng nước nông.

Hệ thống động lực của Gumdoksuri là sự kết hợp giữa 2 động cơ turbine khí General Electric LM500 cùng 2 động cơ diesel MTU 12V 595 TE90, cho tốc độ tối đa 41,5 hải lý/h (76,9 km/h), nhỉnh hơn Molniya một chút.

tau ten lua molniya viet nam manh hon tau tang hinh tot nhat han quoc

Gumdoksuri là lớp chiến hạm có thiết kế rất hiện đại

Hệ thống điện tử của Gumdoksuri rất tinh vi và hiện đại, bao gồm radar trinh sát đường không 3D LIG Nex1 SPS-540K, radar tìm kiếm bề mặt STX SPS-100K, radar kiểm soát hỏa lực Saab CEROS 200 và hệ thống ngắm quang điện tử do liên doanh Samsung Thales sản xuất.

Trên tàu còn có hệ thống tác chiến điện tử LIG Nex1 Sonata SLQ-200(V)K, đi kèm 2 bệ phóng mồi bẫy KDAGAIE Mk 2.

Vũ khí của tàu gồm pháo hạm Hyundai Wia cỡ 76,2 mm do Hàn Quốc chế tạo theo nguyên mẫu Oto Melara Super Rapid, những chiếc thuộc đợt đầu tiên có tháp pháo truyền thống, trong khi số còn lại mang tháp pháo tàng hình hóa.

Tính năng của nó được đánh giá cao hơn AK-176M trên Molniya.

Tuy nhiên trong khi Molniya có hệ thống CIWS là 2 pháo siêu tốc AK-630M cùng tên lửa SA-16 thì Gumdoksuri chỉ được trang bị 1 khẩu Doosan DST nòng đôi cỡ 40 mm bố trí phía sau, bên cạnh đó là các tên lửa phòng không vác vai KP-SAM Shingung (tên gọi khác là Chiron).

Hỏa lực mạnh nhất của Gumdoksuri là 4 tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K Hae Sung do Hàn Quốc tự chế tạo trong nước dựa trên việc tham khảo nguyên mẫu Exocet và Harpoon. Tên lửa có tầm bắn 150 km, vận tốc Mach 0,85, mạnh hơn Kh-35 Uran-E nhưng cơ số đạn chỉ bằng 25%.

tau ten lua molniya viet nam manh hon tau tang hinh tot nhat han quoc

Molniya 1241.8 của Việt Nam có tính năng không hề thua kém Gumdoksuri

Như vậy nếu đặt cạnh nhau, chiến hạm Hàn Quốc có thiết kế tân tiến hơn nhờ áp dụng nhiều thành tựu mới, tuy vậy mức độ tự động hóa không có gì nổi trội khi vẫn cần thủy thủ đoàn 40 người để điều khiển như Molniya.

Xét về vũ khí trang bị thì tàu của Hàn Quốc mặc dù mang nhiều hệ thống tinh vi nhưng sức mạnh của nó lại có phần thua sút Molniya, đặc biệt là dàn hỏa lực đồ sộ trên tàu Việt Nam tỏ ra "ăn đứt".

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast