Vượt qua vùng được phép khai thác trên biển bị phạt 200 triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Anh Trương Văn Thái (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) hỏi: Tình trạng sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển thì bị xử phạt như thế nào?

106d5155041t70402l0.jpg
Đồn Biên phòng Lạch Kèn (BĐBP Hà Tĩnh) từng phát hiện, bắt giữ 2 tàu cá có công suất lớn, khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi sai vùng biển quy định.

Trả lời:

Theo Nghị định số: 38/2024/NĐ-CP, ngày 05 tháng 4 năm 2024 quy định:

Điều 21. Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, trừ trường hợp có thỏa thuận của UBND hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m khai thác thủy sản tại vùng lộng hoặc vùng khơi.

3. Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng khơi.

4. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng lộng.

5. Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng lộng.

6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 2 đến khoản 5 Điều này đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản tại vùng ven bờ.

7. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

b) Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m;

c) Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m;

d) Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 điều này;

b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 3-6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này;

c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 6-12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 điều này.

Như vậy, tùy theo kích thước tàu cá, việc sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận thì có thể bị xử phạt mức cao nhất đến 200 triệu đồng.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.
"Rầm rộ" rao bán pháo hoa trên chợ mạng

"Rầm rộ" rao bán pháo hoa trên chợ mạng

Việc người dân Hà Tĩnh vô tư rao bán pháo hoa trên mạng xã hội không chỉ là hành vi vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
 Học sinh phạm luật giao thông: Lỗi đầu của phụ huynh?!

Học sinh phạm luật giao thông: Lỗi đầu của phụ huynh?!

Trong khi nhiều phụ huynh mặc nhiên giao xe mô tô, xe gắn máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển thì không ít nhà trường ở Hà Tĩnh vẫn nhận trông giữ các loại phương tiện này cho học sinh. Liệu đây có thể xem là sự “tiếp tay” cho các em vi phạm Luật Giao thông đường bộ?