WHO kêu gọi cảnh giác sau khi chó bị lây bệnh từ người

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá: "Tình huống nguy hiểm nhất xảy ra khi virus di chuyển trong quần thể động vật có vú nhỏ với mật độ động vật cao", sau trường hợp lây truyền từ người sang chó đầu tiên được phát hiện. Đây là loài động vật đầu tiên được ghi nhận bị nhiễm bệnh từ người.

WHO kêu gọi cảnh giác sau khi chó bị lây bệnh từ người

Trong các tài liệu khoa học hiện có, dữ liệu về tính nhạy cảm của vật nuôi với bệnh đậu mùa khỉ vẫn còn rất hạn chế. (ảnh minh họa)

Ngày 17/8, WHO đã kêu gọi những người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tránh để động vật tiếp xúc sau khi một trường hợp đầu tiên lây truyền từ người sang chó đã được xác định. Trường hợp này được báo cáo vào tuần trước trên tạp chí y khoa The Lancet: 2 người đàn ông bị nhiễm bệnh đã truyền virus đậu mùa khỉ cho chú chó săn của họ.

Hai người đàn ông này cho biết, họ đã ngủ với con chó của mình nhưng ngay sau đó họ đã cẩn thận không cho chó săn của họ tiếp xúc với vật nuôi khác trước khi con chó bắt đầu có biểu hiện trên da.

WHO đặc biệt lo ngại các bệnh truyền nhiễm lây sang con người từ các loài gặm nhấm, chẳng hạn như chuột.

Một rủi ro đã được xác nhận

Rosamund Lewis, Giám đốc Kỹ thuật của WHO về bệnh đậu mùa khỉ nhận xét: “Đây là trường hợp đầu tiên được báo cáo về sự lây truyền từ người sang động vật và chúng tôi tin rằng đây là lần đầu tiên một con chó bị nhiễm bệnh”.

Bà Rosamund Lewis cho biết, các chuyên gia đã nhận thức được nguy cơ của phương thức lây truyền này và các cơ quan y tế công cộng đã cảnh báo những người bị nhiễm bệnh “hãy tránh xa thú cưng của họ”.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng “quản lý chất thải là điều cần thiết” để giảm nguy cơ lây nhiễm từ các loài gặm nhấm hoặc thú cưng.

Khi một virus lây truyền vượt qua hàng rào loài, nó thường làm dấy lên lo ngại về một đột biến có thể nguy hiểm hơn. Nhưng theo bà Rosamund Lewis, ở giai đoạn hiện nay không có thông tin cho thấy đây là một sự nguy hiểm.

Bà nói: “Điều chắc chắn là ngay sau khi virus di chuyển vào một môi trường khác ảnh hưởng đến quần thể khác, thì rõ ràng có khả năng nó phát triển khác nhau và đột biến theo cách khác”.

ANSES lưu ý, trước mỗi lần tiếp xúc với động vật của mình, mọi người nên rửa tay, sau đó đeo găng tay và khẩu trang dùng một lần".

Cơ quan An ninh Y tế Pháp (ANSES) khuyến cáo, khi một người bị nhiễm virus đậu mùa khỉ, nên tránh “tiếp xúc giữa động vật và người bị nhiễm bệnh càng nhiều càng tốt, lý tưởng nhất là để con vật được chăm sóc bởi một người khác trong thời gian cách ly”.

Liệu có nên lo lắng về sự lây truyền qua vật nuôi?

Giám đốc khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, cho biết: “Tình huống nguy hiểm nhất xảy ra khi một loại virus di chuyển qua quần thể động vật có vú nhỏ với mật độ động vật cao”.

Ông nói: “Thông qua quá trình một con vật lây nhiễm sang con tiếp theo và con tiếp theo, bạn mới thấy được sự tiến hóa nhanh chóng của virus”.

Mối quan tâm chính là đối với động vật sống bên ngoài nhà. Theo ông, có rất ít điều phải lo lắng về vật nuôi. “Chúng ta phải luôn cảnh giác, nhưng vật nuôi không phải là một nguy cơ”.

Theo báo cáo mới nhất của WHO, đến nay đã có 31.665 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 12 trường hợp tử vong được ghi nhận trên toàn thế giới.

Vào ngày 24/7, WHO đã kích hoạt mức cảnh báo cao nhất, coi bệnh đậu mùa khỉ là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm”, để tăng cường cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.