WHO: “Thành công chống Covid-19 của Việt Nam không phải một đêm mà có”

Ngày cuối năm 2020, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam trao đổi với VnExpress về năng lực chống dịch của quốc gia và kế hoạch phân phối vaccine chống Covid-19 năm 2021.

- WHO đánh giá như thế nào về năng lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam trong năm 2020?

Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình thấp, đông dân và dân số đang già hóa. Đất nước có chung biên giới đường bộ với Trung Quốc. Dù vậy, Việt Nam đã kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, giữ số ca mắc và ca tử vong thấp so với các quốc gia khác.

Tính đến ngày 30/12, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.456 ca nhiễm nCoV, 35 người tử vong. Tổng số ca bệnh xác định trên một triệu dân ở Việt Nam là 15; tổng số ca tử vong trên một triệu dân là khoảng 0,4. Đây là những con số thấp nhất so với 15 nước có dân số từ 90 triệu trở lên.

- Theo WHO, những lý do nào dẫn đến thành công trong công tác chống Covid-19 của Việt Nam?

Chúng tôi cho rằng thành công này là do ba yếu tố.

Thứ nhất, hệ thống đáp ứng được kích hoạt sớm và kịp thời. Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho hệ thống này trong suốt giai đoạn không có dịch, hay còn gọi là “thời bình”.

Việt Nam đã ứng phó dịch sớm và chủ động. Cuộc đánh giá nguy cơ đầu tiên được thực hiện vào đầu tháng 1, ngay khi Trung Quốc báo cáo chùm ca bệnh viêm phổi do virus không rõ nguồn gốc gây ra. Sau đó, chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngay ở giai đoạn đầu của dịch và ngay lập tức xây dựng kế hoạch quốc gia về đáp ứng dịch bệnh cùng các hướng dẫn kỹ thuật áp dụng từ trung ương đến địa phương.

Việt Nam đã thực hiện nhất quán và nghiêm túc các biện pháp đáp ứng dịch bệnh chủ chốt dựa trên những năng lực cốt lõi mà quốc gia đã xây dựng và củng cố theo thời gian. Trong nhiều năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và tăng cường các năng lực này để kiểm soát dịch bệnh và ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp theo yêu cầu của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) (2005).

Thứ hai, tầm nhìn và sự lãnh đạo đúng đắn của chính phủ, cùng việc huy động nhanh nguồn lực theo cách tiếp cận toàn xã hội.

Khi ca lây nhiễm cộng đồng mới được khẳng định vào cuối tháng 7 sau 99 ngày không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng, Việt Nam đã nhanh chóng huy động đầy đủ các nguồn lực cần thiết. Hệ thống giám sát dịch được tăng cường trên toàn quốc. Các chuyên gia trong nước được điều động về địa phương để điều tra, làm xét nghiệm và làm bác sĩ chăm sóc tích cực cho bệnh nhân.

Nhanh chóng tăng cường năng lực xét nghiệm, mỗi ngày có thể thực hiện khoảng 10.000 xét nghiệm tại địa phương. Bệnh viện dã chiến với công suất 1.000 giường bệnh được xây dựng trong thời gian ngắn.

Tất cả những điều này có được là do vai trò quan trọng của Ban chỉ đạo Quốc gia đã chỉ đạo và quản lý công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thứ ba, công tác truyền thông toàn diện và đáng tin cậy. Chính phủ chủ động kêu gọi sự tham gia của báo chí và cung cấp thông tin kịp thời, rõ ràng, chính xác và nhất quán. Đưa thông điệp một cách nhất quán, minh bạch giúp xây dựng lòng tin, qua đó khuyến khích người dân tham gia phòng, chống dịch.

WHO: “Thành công chống Covid-19 của Việt Nam không phải một đêm mà có”

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: WHO.

- Theo ông, năng lực chống dịch thành công của Việt Nam mang lại bài học quan trọng nào về ứng phó với dịch bệnh Covid-19 nói riêng, và các dịch bệnh khác nói chung?

Chúng tôi ghi nhận thành công của Việt Nam không phải qua đêm mà có. Việt Nam đã đầu tư trong rất nhiều năm cho công tác chuẩn bị đáp ứng dịch bệnh. Cụ thể là năng lực đánh giá nguy cơ, sự chuẩn bị sẵn sàng tại các cửa khẩu, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý ca bệnh, và truyền thông nguy cơ, theo Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) (2005)

Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương về bệnh mới nổi và tình huống y tế công cộng khẩn cấp (APSED III) là chiến lược khu vực hướng dẫn các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, tăng cường những năng lực cốt lõi này.

- Khuyến nghị của WHO cho giai đoạn này là gì?

Mặc dù Việt Nam không ghi nhận các ca lây nhiễm cộng đồng trong khoảng thời gian dài nhưng chúng ta cần lưu ý rằng đại dịch Covid-19 đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới và các ca bệnh xâm nhập được báo cáo hầu như hàng ngày. Các ca mắc bệnh trong cộng đồng ở Việt Nam có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu.

Việt Nam đang thực hiện chiến lược “chung sống an toàn với Covid-19” với nỗ lực đạt hai mục đích kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế. Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác. Ngành y tế cần tiếp tục duy trì năng lực phát hiện càng sớm càng tốt bất kỳ ổ dịch mới nào và thực hiện các biện pháp dập dịch mau chóng.

- Liên minh Covax do WHO sáng lập dự định dành bao nhiêu liều vaccine cho Việt Nam và vào thời điểm nào?

Liên minh tiếp cận vaccine Covid-19 toàn cầu (Covax) sẽ hỗ trợ việc tiếp cận bình đẳng và phân bổ công bằng vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả để bảo vệ người dân ở tất cả các quốc gia.

Liên minh đã cam kết cung ứng 2 tỷ liều vaccine vào năm 2021. Các quốc gia có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình thấp, trong đó có Việt Nam, được nhận số lượng vaccine đủ cho tối đa 20% tổng số dân.

Liên minh sẽ thông báo cho các quốc gia về quyết định phân bổ vaccine (số liều và thời gian) vào đầu tháng 2/2021.

- Việc triển khai vaccine từ Covax cho Việt Nam gặp những khó khăn gì?

Tất cả quốc gia trong đó có Việt Nam đều gặp thách thức trong việc xây dựng kế hoạch triển khai vaccine mới khi không biết thời điểm cũng như số lượng sản phẩm sẽ có.

Một số loại vaccine đòi hỏi phải có môi trường nhiệt độ rất thấp để bảo quản và vận chuyển. Quốc gia nào không có dây chuyền hậu cần này thì không thể triển khai vaccine được.

Hầu hết các vaccine sẽ chỉ được các cơ quan quản lý cấp quốc gia phê duyệt hoặc phê duyệt khẩn cấp ngay trước khi có vaccine cung ứng. Trong trường hợp này, các quốc gia cần cân nhắc phê duyệt khẩn cấp vaccine mà họ muốn sử dụng.

Cuối cùng, hệ thống giám sát an toàn cần phải được mở rộng và tăng cường vì đây là vaccine mới, chưa từng được sử dụng trước đây trên thế giới.

Theo VNE

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.