300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

(Baohatinh.vn) - Qua khảo sát, đánh giá, cho thấy: người khuyết tật Hà Tĩnh đều có nhu cầu được tập huấn để nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật, quyền lợi và trách nhiệm của mình trước trước pháp luật, đặc biệt là Luật Bình đẳng giới và Luật Người cao tuổi.

300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức hội thảo, tổng kết dự án “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ khuyết tật, các tổ chức xã hội và công dân trong việc giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Người khuyết tật và các chính sách liên quan đối với người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

Dự hội thảo có ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, lãnh đạo Ban Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh) Thái Văn Sinh, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH.

300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ khuyết tật, các tổ chức xã hội và công dân trong việc giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Người khuyết tật và các chính sách liên quan đối với người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương (CFLI) - Đại Sứ Quán Canada tại Việt Nam tài trợ. Ảnh: Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Hà Tĩnh Dương Hữu Giáo phát biểu khai mạc

300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

Dự án được triển khai trong thời gian 7 tháng (từ 28/8/2022 – 28/2/2023) tại các huyện Hương Sơn, Đức Thọ và Kỳ Anh. Theo báo cáo, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai kịp thời các nội dung xuống 3 địa phương hưởng lợi; tập trung 300 người khuyết tật (còn có khả năng lao động) để lấy thông tin theo điều tra. Ảnh: Đại biểu dự hội thảo

300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

Trong thời gian thực hiện dự án, hội đã tổ chức 6 cuộc tập huấn ở 3 huyện về Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật với sự phối hợp chặt chẽ với Sở LĐ - TB&XH và các phòng chức năng để truyền đạt đầy đủ các nội dung đề ra. Từ các cuộc tập huấn đã nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của người khuyết tật theo Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật. Ảnh: Phó trưởng Ban Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh) Thái Văn Sinh phát biểu tại hội thảo

300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng, đề nghị Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam hỗ trợ một số nội dung cho người khuyết tật.

300 người khuyết tật Hà Tĩnh được tiếp cận Luật Bình đẳng giới và Luật Người khuyết tật

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Đỗ Mạnh Hùng biểu dương, ghi nhận kết quả thực hiện dự án của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Hà Tĩnh. Đề nghị Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ngành và hội đoàn thể chính trị xã hội để triển khai tốt một số nội dung hỗ trợ cho người khuyết tật trong thời gian tới.

Dự án “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ khuyết tật, các tổ chức xã hội và công dân trong việc giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Người khuyết tật và các chính sách liên quan đối với người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chia làm 4 hợp phần:

  1. Nâng cao năng lực phụ nữ khuyết tật, bà mẹ có con là người khuyết tật, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và công dân về Luật bình đẳng giới, Luật người khuyết tật; thực hiện đánh giá nhu cấu đào tạo với người khuyết tật nhằm xác định kiến thức và năng lực cần nâng cao.

  2. Triển khai thí điểm giám sát và đánh giá việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và chính sách đối với người khuyết tật và các hoạt động hỗ trợ tiếp cận với hệ thống giáo dục, chính sách sức khỏe và bảo trợ xã hội có sự tham gia của người khuyết tật .

  3. Tổ chức các chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đến tận cộng đồng dân cư với các thông điệp chính sách về mục tiêu giáo dục cho mọi người (dựa trên kết quả thu được từ các luật trên)

  4. Tổng kết, tọa đàm, hội thảo (cấp tỉnh) với sự tham dự của lãnh đạo UBND, HĐND tỉnh và huyện, xã tại 3 huyện.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast