Những giấc mơ… đi học

Năm học mới đã bắt đầu, nhưng rải rác nhiều nơi trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn còn nhiều trẻ em đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh và cơ hội đến trường đối với các em giống như “mơ về nơi… xa lắm!”.

Không trường, không lớp

4 tuổi, Nhi hằng ngày làm bạn với những trò chơi được vẽ lên trên những lối đi quanh nhà. Mẹ bỏ đi sau khi sinh ra Nhi, để em lại cho bà ngoại. Trong khi những đứa trẻ quanh xóm được bố mẹ may quần áo mới với những chiếc ba lô xinh xắn để chuẩn bị cho ngày đến lớp, bà ngoại Nhi vẫn tất tả với ruộng rau sau nhà hàng ngày ra chợ để mong bán hết rau kiếm đủ miếng cơm cho hai bà cháu. Bà ngoại Nhi cho biết: “Mẹ nó liên lạc về rồi, nhưng giờ để cháu nó ở nhà khi mô đi học lớp 1 luôn, giờ cho cháu ở nhà cũng được”. Mặc tôi giải thích cho bà hiểu rằng khi vào bậc tiểu học nhất thiết phải có giấy chứng nhận đã học xong bậc mầm non, bà chỉ móm mém cười.

Đừng tước mất quyền đi học của trẻ em
Đừng tước mất quyền đi học của trẻ em

Đang học dở lớp 9, thi chuyển cấp đậu vớt, sẵn lý do kinh tế không khá giả cộng với việc học của con không được tốt, bố mẹ Cường (xã Kỳ Hoa - Kỳ Anh) cho con nghỉ học ở nhà để… đi chăn bò. Mẹ Cường giải thích rất… đơn giản với tôi: “Nó học dốt thì cho nó nghỉ chứ đi học… tốn tiền, rồi học dốt rứa thì cũng chỉ đi chăn bò thôi?!”.

Được biết, ngay từ khi Cường mới bắt đầu đi học, bố mẹ em đã coi việc học của con như là một “trách nhiệm” phải làm. Việc không quan tâm đến chặng đường học của con cũng là một trong những nguyên nhân khiến em học hành sa sút. Việc nghỉ học của Cường cũng bắt nguồn một nguyên nhân nữa là trong gia đình em gồm 4 anh em không ai theo học hết, người học nhiều nhất là Cường chỉ dừng lại ở cuối cấp 2, còn lại đều chỉ học hết cấp 1, thậm chí có người còn chưa viết nổi tên mình.

Xa dần cơ hội biết chữ

Mới 8 tuổi nhưng gần một năm nay, ngày mưa cũng như nắng, Nhân đã dậy từ tờ mờ sáng, đi bộ từ nhà ở Thạch Đồng lên các quán cà phê, quán điểm tâm sáng trong thành phố để xin ăn. Hỏi về lớp học với những bạn cùng trang lứa đang chuẩn bị tựu trường, Nhân đáp lí nhí với giọng buồn: “em nỏ đi được mô, mẹ nói tiền ăn còn chưa có lấy mô ra tiền học”. Cũng như nhiều em nhỏ cùng xóm với Nhân, đúng tuổi vào lớp 1, em vẫn được cắp sách đến trường, nhưng rồi cuộc sống với ghánh nặng mưu sinh của gia đình đã không cho em cơ hội được theo học.

Nhân kể, nhiều hôm đi qua trường, thấy các bạn đang học, hoặc tiếng cười đùa vui vẻ mỗi giờ ra chơi, em thường đứng lại nhìn qua hàng rào một lúc… rồi mới đi. Nhân còn cho biết thêm, có người thấy hoàn cảnh của em cũng đã ngỏ ý muốn giúp đỡ một phần cho em đi học, nhưng mẹ em nói có học thì rồi cũng đi cày như mẹ thôi, ngày xưa mẹ cũng học mà rồi vẫn đi cày đấy thôi.

Hoàn cảnh của Đức (xã Sơn Lâm - Hương Sơn) thật sự đáng thương. Mẹ bỏ đi theo người khác khi em còn nhỏ, bố bị tai nạn mất năm em học lớp 4, hiện chỉ còn bà nội và bà ngoại cũng đã già yếu thay phiên nhau cưu mang đứa cháu nhỏ. Đức ham học lắm, dù nhà xa phải đi bộ đến trường, nhưng em vẫn muốn được lên cấp 3. Tuy nhiên, cơ hội đến trường của Đức ngày càng ít đi khi mà việc kiếm miếng cơm từng bữa đối với em cũng đang hiếm hoi dần…

Vĩ thanh

Trong những năm qua, Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Tĩnh đã trở thành cầu nối các tổ chức, cá nhân đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Quỹ đã cấp học bổng cho trẻ em nghèo, con các đối tượng chính sách và trao quà cho hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, vươn lên học giỏi…

Hoặc là tự bỏ học, hoặc là cơ hội đến trường không có do gia cảnh quá bần hàn… rất nhiều lý do mà cơ hội tiếp cận với việc “tìm chữ” của các em trở nên mong manh và nhiều khi là ước mơ xa vời cả đời. Sự chung tay của cộng đồng và chia sẻ của những bậc “mạnh thường quân” chỉ là cách cứu cánh tạm thời.

Trong một chương trình mới đây của VTV1, những hình ảnh của rất nhiều em bé bị bệnh ung thư ở bệnh viện ung bướu thành phố HCM dự một lễ khai giảng năm học mới. với những khuôn mặt tươi cười hầu như không còn một chút đau đớn nào của bệnh tật đã làm không ít người xem chương trình phải rơi lệ. Và đặt thực trạng của không ít em nhỏ do những nguyên nhân từ chủ quan suy nghĩ của những bậc phụ huynh mới thấy xót thay. Một mặt cần nâng cao ý thức của những bậc phụ huynh với vấn đề nghiêm trọng của việc “mù chữ”.

Vẫn cần lắm một hướng đi hợp lý để phát triển kinh tế hộ gia đình để tương lai của những hoàn cảnh trên được đến trường mà không phải dừng lại ở những mong muốn dù giản dị nhưng lại quá… xa xôi.

Đọc thêm

Đáp nghĩa ân tình với đồng bào miền Bắc

Đáp nghĩa ân tình với đồng bào miền Bắc

Khắc ghi, trân quý những ân tình đã được đón nhận lúc hoạn nạn, người dân vùng thường xuyên bị thiên tai ở Hà Tĩnh đã hướng về đồng bào miền Bắc với lòng tri ân, thấu cảm sâu sắc...
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh còn sống

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai), đến đầu giờ chiều 15/9 ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh. Như vậy, cùng với 11 người được ghi nhận đến khai báo vào ngày 13 và 14/9, đến nay đã ghi nhận có 29 người được cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1

Ngày 15/9, thông tin từ Ban vận động Cứu trợ Trung ương cho biết, với tinh thần hỗ trợ cao nhất nhanh nhất, kịp thời nhất và đến tận tay người dân, ngay sau khi tiếp nhận được các nguồn kinh phí ủng hộ, trong 2 ngày 12/9 và ngày 13/9, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1 chuyển về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.