Các chỉ tiêu KT-XH của Can Lộc đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

(Baohatinh.vn) - Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tiếp tục tập huy động cả hệ thống chính trị, triển khai các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và của huyện, phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu đề ra trong năm 2024.

Sáng 9/12, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Can Lộc tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Các chỉ tiêu KT-XH của Can Lộc đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Bí thư Huyện ủy Nghiêm Sỹ Đống cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Với sự chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân, năm 2023, các chỉ tiêu KT-XH của Can Lộc đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đời sống Nhân dân ổn định; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được tăng cường.

Trên lĩnh vực kinh tế, tổng diện tích gieo trồng đạt hơn 21.500 ha, sản lượng lương thực có hạt hơn 106.300 tấn (đạt 103,4% kế hoạch); năng suất lúa bình quân đạt 57,88 tạ/ha, sản lượng lúa đạt hơn 105.000 tấn. Huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn; đến cuối năm 2023, đã tập trung ruộng đất đạt 5.924 ha/9.178 ha, chiếm 65% diện tích sản xuất lúa toàn huyện, cao hơn 15% mục tiêu nghị quyết đề ra.

Các chỉ tiêu KT-XH của Can Lộc đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Can Lộc Võ Xuân Linh báo cáo tại hội nghị.

Tổng giá trị ngành thương mại - dịch vụ theo giá hiện hành ước đạt 922 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 240 tỷ đồng, đạt 175,18% kế hoạch tỉnh giao và bằng 160,0% kế hoạch HĐND huyện giao; chi ngân sách cơ bản đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ; giải ngân nguồn vốn đấu tư công được đẩy mạnh.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản triển khai theo đúng kế hoạch, tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội năm 2023 ước đạt 2.965,4 tỷ đồng. Công tác GPMB cao tốc Bắc - Nam được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đến nay, Can Lộc là một trong các địa phương của tỉnh quyết tâm bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án Thăng Long sớm nhất, đạt kế hoạch đề ra. Hạ tầng các khu tái định cư tại xã: Quang Lộc, Sơn Lộc, Kim Song Trường, Trung Lộc và di dời trạm bơm, di dời đường điện hoàn thành đạt 100% kế hoạch.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung chỉ đạo, xã Vượng Lộc được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Qua rà soát, Can Lộc đã có 21/38 tiểu tiêu chí đạt tiêu chí huyện NTM nâng cao, đạt 55%.

Văn hóa - giáo dục có nhiều kết quả nổi bật; công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm có nhiều khởi sắc; QP-AN được đảm bảo.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng, công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí được siết chặt; công tác dân vận và hoạt động của MTTQ và các khối đoàn thể được tăng cường.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn trong năm 2023, đồng thời bàn phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt các chủ trương, nhiệm vụ năm 2023.

Các chỉ tiêu KT-XH của Can Lộc đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong: Can Lộc sẽ tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện mục tiêu xây dựng huyện NTM nâng cao vào năm 2025.

Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nghiêm Sỹ Đống nhấn mạnh, thời gian tới, các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện, đưa các chủ trương, nghị quyết, đặc biệt là nghị quyết của huyện vào cuộc sống một cách thực chất, đầy đủ, kịp thời; phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

Trước mắt, các địa phương cần triển khai kịp thời công tác tổng kết nhiệm vụ 2023 đảm bảo thực chất, không hình thức, trong đó cần làm rõ những chỉ tiêu, mục tiêu đạt được, phân tích nguyên nhân tồn tại, hạn chế để tìm cách khắc phục; tiếp tục siết chặt công tác đảm bảo an ninh trật tự trước trong và sau tết; tham mưu kêu gọi các nguồn lực chăm lo tết cho người nghèo, gia đình chính sách một cách kịp thời, không bỏ sót đối tượng.

Năm 2024, huyện Can Lộc đề ra mục tiêu: tổng diện tích gieo trồng đạt 20.732 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 102.779 tấn; phấn đấu có 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thu ngân sách đạt trên 179 tỷ đồng; tổng giá trị sản phẩm ngành thương mại, dịch vụ đạt trên 1.000 tỷ đồng; giảm tỷ lệ nghèo đa chiều theo tiêu chí mới tối thiểu 0,5%.

Huyện cũng phấn đấu 100% tổ chức cơ sở đảng xếp loại chất lượng “hoàn thành nhiệm vụ”, trong đó có từ 70% được xếp loại chất lượng “hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Đảng bộ huyện được xếp loại từ mức “hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Chủ đề THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ NĂM 2023

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...