Hỗ trợ các địa phương hấp thụ tốt chính sách phát triển nông nghiệp

(Baohatinh.vn) - Sở NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp với Sở Tài chính rà soát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các địa phương tiếp cận, hấp thụ tốt các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững.

Sáng 29/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Hỗ trợ các địa phương hấp thụ tốt chính sách phát triển nông nghiệp

Đại biểu tham dự hội nghị

Phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn, năm 2023, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã tập trung cao, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Nông nghiệp được mùa toàn diện, phát triển theo hướng sản xuất an toàn, hình thành nhiều mô hình hữu cơ, tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị.

Hỗ trợ các địa phương hấp thụ tốt chính sách phát triển nông nghiệp

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Quang Thọ trình bày báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp ước đạt trên 2,6%; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (theo giá so sánh) ước đạt 13.940 tỷ đồng (tăng 3,2% so với năm 2022); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 97,5 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 53% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 52,5%.

Thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết số 06-NQ/TU, toàn tỉnh đã tăng thêm hơn 3.600 ha, nâng tổng diện tích phá bờ thửa nhỏ, thành thửa lớn đạt trên 10.669,63 ha, trong đó có trên 4.185,09 ha tập trung theo hình thức chuyển đổi ruộng đất. Một số địa phương đạt kết quả cao như: Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Đức Thọ, Lộc Hà...

Về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và sản xuất trong nhà màng, nhà lưới gắn với chuyển đổi số, đến nay, toàn tỉnh có 1.990,87 ha cây trồng các loại (tương ứng 287 cơ sở) được cấp giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực và hình thành 40 mô hình sản xuất lúa, rau củ quả áp dụng quy trình hữu cơ, theo hướng hữu cơ.

Hỗ trợ các địa phương hấp thụ tốt chính sách phát triển nông nghiệp

Phó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn tham luận về kết quả bước đầu, các khó khăn và giải pháp tháo gỡ đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị quyết số 06 - NQ/TU và chính sách hỗ trợ của tỉnh về tập trung, tích tụ ruộng đất

Chăn nuôi tiếp tục kiểm soát tốt các dịch bệnh, tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì về quy mô, chất lượng đàn và sản lượng thịt xuất chuồng tăng nhẹ, ước đạt 110.950 tấn (tăng 2,6% so với năm 2022); lâm nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, tăng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt kết quả khá, tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 56.268 tấn (đạt 105,4% kế hoạch và tăng 1,9 % so với năm 2022).

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục được triển khai quyết liệt. 10 tháng qua, toàn tỉnh có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; dự kiến đến cuối năm có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong 10 tháng, các địa phương công nhận thêm 41 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, dự kiến đến cuối năm có thêm 9 sản phẩm đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên.

Hỗ trợ các địa phương hấp thụ tốt chính sách phát triển nông nghiệp

Giám đốc Công ty CP Giống Cây trồng Hà Tĩnh Võ Thị Hồng Minh trình bày giải pháp về công tác cung ứng giống cây trồng phục vụ sản xuất vụ Xuân năm 2024

Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024, Hà Tĩnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 2,5%; tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) đạt trên 14.300 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt hơn 100 triệu đồng/ha; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 113.785 tấn; tổng sản lượng thủy sản đạt 58.697 tấn; tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 52,5%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đạt trên 70%.

Phấn đấu đến cuối năm 2024 có thêm tối thiểu 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Toàn tỉnh cơ bản đạt các tiêu chí theo Quyết định số 321/QĐ-TTg để được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Về đề án sản xuất vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 80.520 ha, giảm 1.195 ha so với kết quả sản xuất vụ xuân năm 2023. Nguyên nhân giảm là do một số địa phương chuyển sang triển khai dự án cây thức ăn chăn nuôi.

Hỗ trợ các địa phương hấp thụ tốt chính sách phát triển nông nghiệp

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt: Đề nghị các huyện tập trung sản xuất, tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, dập dịch tả lợn châu Phi; kiểm soát chặt chẽ việc tiêu hủy gia súc bị dịch nhằm tránh thất thoát ngân sách.

Tại hội nghị, các đại biểu một số địa phương, doanh nghiệp kiến nghị tỉnh cần quan tâm phê duyệt, phân bổ kinh phí triển khai các chương trình ngay từ đầu năm để triển khai thuận lợi; hướng dẫn về tiêu hủy gia súc gia cầm; cấp vắc xin sớm để chủ động phòng dịch; tăng cường quản lý về giống; có hướng dẫn chung để các địa phương triển khai đấu thầu về giống; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp...

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, trên cơ sở chỉ tiêu định hướng, kế hoạch sản xuất năm 2024, các địa phương khẩn trương xây dựng đề án sản xuất theo mùa vụ và tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả.

Hỗ trợ các địa phương hấp thụ tốt chính sách phát triển nông nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kết luận hội nghị

Theo đó, các địa phương cần tiếp tục phát triển liên kết chuỗi sản xuất, mở rộng kinh tế hợp tác xã; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; sản xuất dựa trên lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh; tuyên truyền, vận động thực hiện tốt chủ trương tập trung, tích tụ ruộng đất; tăng cường kiểm tra giám sát chăn nuôi; chấp hành thời vụ lịch gieo cấy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng giao Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Tài chính rà soát đánh giá các kiến nghị của địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, sớm cấp nguồn triển khai các nhiệm vụ; hỗ trợ các địa phương tiếp cận, hấp thụ tốt các chính sách hỗ trợ, nhất là chính sách hỗ trợ tập trung, tích tụ ruộng đất... để phát triển nông nghiệp.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ NĂM 2023

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.