Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cần mang tính toàn diện, bao quát

(Baohatinh.vn) - Sáng 29/9, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh có buổi làm việc với Sở NN&PTNT, Sở Tài chính và Văn phòng NTM tỉnh về các nội dung liên quan đến việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cần mang tính toàn diện, bao quát

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga chủ trì cuộc làm việc.

Đánh giá hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh trong xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, các đại biểu cho rằng: Giai đoạn 2016 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách đồng bộ, tạo động lực mạnh mẽ giúp các địa phương huy động, thu hút nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội.

Trong giai đoạn này, HĐND tỉnh đã ban hành 3 nghị quyết, gồm: Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND về quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018; Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020; Nghị quyết số 194/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về sửa đổi một số Điều của Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND.

Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cần mang tính toàn diện, bao quát

Chánh Văn phòng NTM tỉnh Trần Huy Oánh báo cáo về các nội dung liên quan đến việc phân bổ kinh phí và báo cáo bước đầu xây dựng cơ chế, chính sách, quy định sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cần mang tính toàn diện, bao quát

Trưởng phòng Ngân sách huyện xã, Sở Tài chính Lương Quang Diên: Việc phân bổ kinh phí tuân thủ nghiêm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả các nghị quyết của HĐND tỉnh, các đại biểu cũng đã xem xét, thảo luận định hướng ban hành các cơ chế, chính sách tạo nguồn lực hỗ trợ xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, về chính sách chung sẽ tập trung vào hỗ trợ chuyển đổi số trong NTM; hỗ trợ xây dựng chương trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình; xây dựng thôn đạt chuẩn kiểu mẫu đạt chuẩn theo bộ tiêu chí do UBND tỉnh ban hành.

Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cần mang tính toàn diện, bao quát

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) Nguyễn Thị Thúy Nga: Ban sẽ giám sát chặt chẽ công tác chuyển đổi số, các đơn vị, địa phương thụ hưởng từ nguồn ngân sách.

Đối với xã chưa đạt chuẩn, ưu tiên hỗ trợ lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt; phá bỏ, di dời công trình vệ sinh; cơ chế hỗ trợ làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng; thưởng xã đạt chuẩn NTM. Đối với xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thì hỗ trợ lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt; kinh phí phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng; thưởng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Đối với cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các đại biểu cho rằng cần xem xét vấn đề cân đối nguồn lực và nội dung cơ chế, chính sách cụ thể để tạo nguồn lực cho các địa phương.

Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cần mang tính toàn diện, bao quát

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị các sở, ngành, đơn vị tiếp tục nâng cao trách nhiệm để kịp thời giải ngân nguồn kinh phí được phân bổ phù hợp thực tiễn; Ban Kinh tế - Ngân sách tiếp tục giám sát việc triển khai thực hiện, trong đó giám sát sâu công tác chuyển đổi số, các đơn vị, địa phương thụ hưởng từ nguồn ngân sách.

Việc ban hành các cơ chế, chính sách tạo nguồn lực hỗ trợ xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 cần có tính toàn diện, bao quát và tạo điểm nhấn. Bên cạnh đó, cần đánh giá kỹ hơn kết quả, hiệu quả các chính sách đang thực hiện trước khi ban hành chính sách mới. Việc ban hành chính sách mới cần đúng quy định của pháp luật, phù hợp thực tiễn và căn cứ vào nguồn thu của tỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.