Tổng Bí thư: Quyết liệt hơn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà coi trọng cả phòng, chống tiêu cực với trọng tâm là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Tổng Bí thư: Quyết liệt hơn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sáng 11/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, cho ý kiến về các nội dung: Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/1/2003 của Bộ Chính trị khóa IX; Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2020; Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Quy định xử lý kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm.

Về Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2020, Bộ Chính trị thống nhất đánh giá hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết số 21-NQ/TW đã được các bộ, ngành và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai, thực hiện hiệu quả.

Mục tiêu của Nghị quyết đã cơ bản được hoàn thành; khẳng định Nghị quyết số 21-NQ/TW thực sự đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng, đóng góp quan trọng và thành tựu chung của cả nước thời gian qua.

Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với tư duy, quan điểm, tầm nhìn phù hợp bối cảnh mới, nhằm đưa ra các mục tiêu, chủ trương, giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, yếu kém, tháo gỡ các khó khăn trong thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW thời gian qua, tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới theo định hướng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển toàn diện theo hướng sinh thái, văn minh và bền vững, phù hợp với quy luật tự nhiên.

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm kinh tế nông nghiệp hiện đại, năng động, hiệu quả trên cơ sở chuyển dịch nhanh mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, sử dụng hiệu quả nguồn nước, tài nguyên đất và phát triển các chuỗi cung ứng; là trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của cả nước; phát huy hiệu quả liên kết vùng, trong đó đột phá là hạ tầng giao thông, tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển chuỗi đô thị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân dân trong vùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý Nghị quyết của Bộ Chính trị phải thể hiện những định hướng tư tưởng chỉ đạo về tầm quan điểm, chủ trương, chính sách lớn, không đi vào chi tiết, cụ thể; cần thiết phải ra nghị quyết, khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của khu vực kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long. Việc ra nghị quyết mới sẽ tạo được một bước chuyển biến mới, khí thế mới, bộ mặt mới với nhiều đóng góp mới cho đất nước trong giai đoạn tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ nếu được Bộ Chính trị thông qua, nên ban hành sớm nghị quyết, tổ chức hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết, tạo sự thống nhất về nhận thức, khơi dậy, phát huy ý chí quyết tâm, khí thế mới của cán bộ, đảng viên, nhân dân địa phương, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thay đổi cách làm, không đi theo đường mòn, vết cũ; đào tạo cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban Nội chính Trung ương trình.

Bộ Chính trị đã thống nhất đánh giá về một số kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sau 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, trong đó đánh giá công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí được quan tâm, có bước đột phá trong phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống lãng phí dần đi vào nề nếp, hiệu quả hơn.

Bộ Chính trị nhất trí về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian tới.

Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; xây dựng Đề án tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, trên cơ sở đó, xây dựng, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề phức tạp, gần đây đã được đẩy mạnh với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn; không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà coi trọng cả phòng, chống tiêu cực với trọng tâm là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực là bao gồm cả đấu tranh phòng, chống lãng phí...

Tổng Bí thư: Quyết liệt hơn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Về Quy định xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, theo quy định hiện hành, việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm được thực hiện theo hai quy định khác nhau: Quy định số 07-QĐ/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm; Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, bảo đảm nguyên tắc kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân và ngược lại khi xem xét kỷ luật đảng viên phải xem xét đến trách nhiệm của tổ chức đảng quản lý đảng viên vi phạm.

Bộ Chính trị thống nhất ban hành Quy định xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trên cơ sở hợp nhất và kế thừa những nội dung còn phù hợp của Quy định số 07-QĐ/TW và Quy định số 102-QĐ/TW, đồng thời cập nhật đầy đủ chủ trương, quan điểm, nguyên tắc của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII, các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới được ban hành; bảo đảm đồng bộ, thống nhất các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm gồm 4 chương, 58 điều. Chương I: Quy định chung; Chương II: Xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm; Chương III: Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và Chương IV: Điều khoản thi hành.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý đây là những vấn đề, nội dung quan trọng, cụ thể và đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục rà soát kỹ lưỡng tiếp thu ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện, trình Bộ Chính trị…

Theo TTXVN

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...