XP-56: "Viên đạn đánh chặn" kỳ lạ chưa từng biết

XP-56 là một loại máy bay chiến đấu được hãng Northrop phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ II, nhưng lại không được sản xuất hàng loạt bởi những cải tiến kỳ lạ quá khó để phát huy tác dụng.

xp 56 dan danh ky la chua tung biet

"Viên đạn đen" XP-56.

Ý tưởng ban đầu về XP-56 là khá cấp tiến trong năm 1939. Nó không có đuôi ngang, chỉ có một đuôi thẳng đứng nhỏ, sử dụng một động cơ thử nghiệm và được sản xuất bằng cách sử dụng một loại kim loại mới. Chiếc máy bay có một cánh với một thân máy bay trung tâm nhỏ được bổ sung thêm buồng lái cho phi công và một khu vực chứa động cơ. Người ta hy vọng rằng cấu hình này sẽ có lực đẩy khí động học thấp hơn một chiếc máy bay thông thường.Ý tưởng về loại máy bay một chỗ ngồi trên bắt nguồn từ năm 1939 giống như mô hình Northrop N2B. Nó được thiết kế xung quanh động cơ X-1800 được làm mát bằng chất lỏng, của công ty chuyên sản xuất động cơ máy bay dân sự và quân sự Mỹ Pratt & Whitney, trong một cấu hình có cánh quạt đẩy (ở phía sau), chạy bằng các cánh quạt quay ngược chiều nhau. Quân đội Mỹ đặt hàng với công ty Northrop bắt đầu công việc thiết kế ngày 22/6/1940, và sau khi xem xét thiết kế đã tiếp tục đặt hàng máy bay chiến đấu nguyên mẫu ngày 26/9/1940.Northrop chế tạo XP-56 sử dụng hợp kim magiê cho khung và vỏ, vì nhôm được dự báo là sẽ thiếu hụt do nhu cầu thời chiến. Vào thời điểm đó có rất ít kinh nghiệm với việc chế tạo máy bay bằng magiê. Bởi vì magiê rất khó hàn với kỹ thuật thông thường, Northrop đã thuê ông Vladimir Pavlecka để phát triển các kỹ thuật hàn “heliarc” cho hợp kim magiê. Động cơ Lycoming đã được đưa vào vận hành trong máy bay XP-56 lần đầu tiên vào cuối tháng 3/1943, nhưng trục cánh quạt không phù hợp khiến cho động cơ không hoạt động. Pratt & Whitney đã không thay thế động cơ khác cho đến tháng 8 năm đó, gây ra một sự chậm trễ kéo dài 5 tháng.

xp 56 dan danh ky la chua tung biet

Vụ thử trên mặt đất của XP-56.

Các vụ thử trên mặt đất của XP-56 được bắt đầu vào ngày 6/4/1943 và đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng là máy bay đã chạy trệch đường bay. Lúc đầu, nó được cho là do hệ thống phanh bánh xe không đồng đều, và một nỗ lực lớn được đưa ra để khắc phục vấn đề này. Phanh thủy lực bằng tay đã được lắp đặt và máy bay này đã bay vào ngày 30/9/1943 tại Căn cứ không quân Muroc ở miền Nam California.Sau một số chuyến bay, chiếc XP-56 đầu tiên đã bị hư hại ngày 8/10/1943 do lốp trên bánh trái bị nổ khi đang chạy ở tốc độ cao (khoảng 58 m/giây) trên mặt đất. Viên phi công John Myers lái chiếc máy bay trên may mắn sống sót và chỉ bị thương nhẹ. Myers là phi công thử nghiệm cho nhiều thiết kế tiên tiến của tập đoàn Northrop trong thời gian chiến tranh. Một số thay đổi đã được thực hiện cho nguyên mẫu thứ hai, như di chuyển khối tâm về phía trước, làm tăng kích thước của đuôi đứng phía trên, và làm lại các mối liên kết kiểm soát lái. Nguyên mẫu thứ hai này đã không hoàn thành cho đến tháng 1/1944. Nó đã bay vào ngày 23/3/1944, tuy nhiên, phi công gặp khó khăn trong nâng bánh xe càng trước khi tốc độ dưới 70 m/giây. Trên chuyến bay thứ 10, phi công lưu ý về lực trĩu ở chối đuôi và mức tiêu thụ nhiên liệu quá mức. Chuyến bay thử nghiệm tiếp theo sau đó đã bị dừng lại vì quá nguy hiểm và dự án này đã bị hủy bỏ sau một năm hoạt động. Năm 1946, Các lực lượng Không quân của Lục quân Mỹ đã phát triển máy bay chiến đấu phản lực và họ đã không cần loại máy bay chiến đấu XP-56 nữa.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.