Xung đột Nga - Ukraine phủ bóng thượng đỉnh G7

Các nhà lãnh đạo G7 sẽ thảo luận về xung đột Nga - Ukraine cùng nhiều vấn đề quốc tế nóng khác tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra hôm 26/6.

Xung đột Nga - Ukraine phủ bóng thượng đỉnh G7

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đón tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 2022 (Ảnh: AP).

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khai mạc vào hôm nay 26/6 tại lâu đài Elmau, bang Bavaria, Đức. Tại hội nghị lần này, lãnh đạo các nước G7 sẽ có nhiều cuộc thảo luận với lãnh đạo của các nước đối tác là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số quốc gia khác.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ là trọng tâm thảo luận trong Hội nghị lần này, đặc biệt là khi quân đội Nga vẫn đang chiếm ưu thế áp đảo trên chiến trường, bất chấp lượng vũ khí phương Tây được viện trợ ồ ạt cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Vào sáng nay theo giờ Kiev, quân đội Nga đã tổ chức một cuộc tập kích đường không bằng tên lửa làm rung chuyển thủ đô của Ukraine. Cuộc tập kích này của Nga được các chuyên gia phân tích đánh giá là một động thái răn đe trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7.

Bên cạnh việc thảo luận các biện pháp hỗ trợ Ukraine, các nhà lãnh đạo G7 đang được kêu gọi đưa ra thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và nguồn doanh thu dồi dào từ dầu mỏ của nước này. Việc áp đặt một mức giá trần cho các sản phẩm dầu mỏ của Nga đang được các quốc gia G7 tích cực thảo luận.

Bên cạnh xung đột Nga - Ukraine, trong 3 ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7, nhiều vấn đề cấp bách khác như các cam kết hành động về biến đổi khí hậu hay khủng hoảng lương thực toàn cầu cũng sẽ được đưa ra thảo luận.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.