Emagazine

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào
Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào
Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào
Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Đợt dịch thứ 4 này ở Hà Tĩnh diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng nhanh khiến công tác điều trị bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Thế nhưng, xác định được sứ mệnh cao cả của mình và bằng sự dũng cảm của những “chiến binh áo trắng”, các cán bộ, nhân viên y tế đã nỗ lực cao nhất để sớm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào
Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Cuộc Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với “tổng tư lệnh” Nguyễn Khắc Thành - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (gọi tắt là Bệnh viện Cầu Treo) liên tục gián đoạn bởi những cuộc điện thoại điều hành chuyên môn, báo cáo diễn biến dịch, tiếp nhận tài trợ... Tấm khẩu trang bao kín khuôn mặt nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được đôi mắt của người “đứng mũi chịu sào” trũng sâu bởi nhiều đêm mất ngủ. Bác sỹ Thành cho biết, kể từ đợt điều trị bệnh nhân Covid-19 đầu tiên vào tháng 3/2020 đến nay, Bệnh viện Cầu Treo có 2 thời điểm nhận lệnh dừng điều trị thông thường để đón những bệnh nhân đặc biệt. “Bệnh nhân đầu tiên của đợt dịch này được chuyển lên vào tối ngày 30/4 và từ sau ngày 4/6, dịch bệnh diễn biến nhanh, bệnh nhân mới tăng liên tục. Cao điểm từ đêm 12 đến chiều 13/6, ca trực tiếp nhận 20 bệnh nhân, có thời điểm số lượng bệnh nhân lên tới 60 người, tổng số hiện còn 43 người. Khối lượng công việc lớn, áp lực đè nặng, Ban Giám đốc và đội ngũ y, bác sỹ cả vòng trong và vòng ngoài đều căng như dây đàn, triền miên những đêm mất ngủ. Để cùng vượt qua những thử thách chưa từng có, hơn bao giờ hết, chúng tôi đã kết thành một khối đoàn kết, thương yêu, quan tâm và động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. Xem bệnh viện như một gia đình lớn, các tổ trực đã tăng cường hỗ trợ nhau về chuyên môn, nhân lực và tất cả cùng thống nhất một ý chí “dịch diễn biến càng nhanh, y, bác sỹ tuyến đầu càng phải vững vàng”.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Bệnh viện Đa khoa khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu treo đã có 2 năm thực hiện sứ mệnh điều trị bệnh nhân Covid.

.....

Ròng rã hơn 1 tháng rưỡi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân, bộ máy với tổng số 48 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Cầu Treo đã được huy động tổng lực qua 2 vòng “chiến đấu”, phục vụ. Lực lượng tinh nhuệ với 32 bác sỹ, hộ lý, nhân viên khử khuẩn đã có mặt ở vòng trong, luân phiên trực điều trị, chăm sóc bệnh nhân hơn 20 ngày qua. Mỗi người một hoàn cảnh, người có con nhỏ, người bố mẹ già và hơn một nửa lực lượng là chị em phụ nữ. Nhiều chị có hoàn cảnh khá đặc biệt như chồng đi xa, 2 vợ chồng cùng tham gia chống dịch, thế nhưng, nhận lệnh điều trị bệnh nhân Covid-19, họ sẵn sàng sắp xếp công việc, động viên gia đình, tạm gác những tình cảm riêng tư để có mặt ở tuyến đầu.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Trung tâm y tế Kỳ Anh vừa mới hoàn thành, đi vào hoạt động đã nhận nhiệm vụ tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Đợt dịch lần này, ngoài Bệnh viện Cầu Treo, Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh nhận trọng trách tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa và nhẹ trong tình thế “vừa chạy, vừa sắp hàng” vì bộ máy mới chưa kịp hoàn thiện. Giữa ngổn ngang khó khăn, trăn trở, điều mà lãnh đạo huyện Kỳ Anh và Trung tâm Y tế huyện lo nhất là tư tưởng cán bộ liệu đã sẵn sàng cho nhiệm vụ đặc biệt này. Thế nhưng, trong cuộc họp khẩn sắp xếp nhân lực tham gia bộ máy khu tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19, những cánh tay của tất cả những người trong phòng họp đã giơ cao, mong được góp sức vào “cuộc chiến” chống dịch. Ông Hồ Giang Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện - người được giao trực tiếp phụ trách khu điều trị này xúc động: “Tôi như trút được gánh nặng và cảm thấy mọi khó khăn như được giải tỏa trước tinh thần trách nhiệm, sự xả thân vì cộng đồng của đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên cơ quan”.

....

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh thể hiện sự ủng hộ và sẵn sàng bước vào nhiệm vụ mới - chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Cùng với sự bổ sung tổ chuyên môn của BVĐK tỉnh cắm chốt tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, bộ khung tham gia khu tiếp nhận, cách ly và điều trị bệnh nhân đã có 46 người. Trong đó, từ tối 14/6, tổ trực đầu tiên với 12 bác sỹ, hộ lý, nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn trực đã tiếp nhận nhiệm vụ ở vòng trong và bác sỹ nữ Nguyễn Thị Ninh đã xung phong tiếp đón, điều trị ca bệnh đầu tiên. Trao đổi qua điện thoại, chị chia sẻ, sau một thoáng tâm tư thì đã nhanh chóng gạt đi những lo lắng, áp lực để thực hiện đúng quy trình tiếp đón, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn từ xa của các bác sỹ trong tổ bác sỹ BVĐK tỉnh.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Tổ công tác BV Đa khoa tỉnh hội ý chuyên môn với các y, bác sỹ Trung tâm y tế huyện Kỳ Anh (ảnh trái). Phòng trực hành chính trong khu tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 Trung tâm Y tế Kỳ Anh (ảnh phải).

“Là bác sỹ lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm, lâu nay anh em coi tôi như người chị cả, bởi vậy, tôi tự nhủ mình phải thực sự vững tâm để làm chỗ dựa cho tất cả mọi người. Với 13 ca bệnh đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh; diễn biến dịch ở cộng đồng vẫn chưa hết phức tạp, chúng tôi vẫn thường động viên nhau sẵn sàng chuẩn bị cho những tình huống căng thẳng nhất. Ca bệnh rất có thể sẽ tăng nhanh, bởi vậy, trong bộ máy mới mẻ này, các y, bác sỹ càng phải đặt mình ở tư thế của một chiến binh dũng cảm, truyền nhiệt huyết, hỗ trợ chuyên môn cùng nhau và trao niềm tin chiến thắng bệnh tật đến mỗi bệnh nhân” - bác sỹ Ninh chia sẻ.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Đã qua 2 đợt điều trị bệnh nhân Covid-19, với bác sỹ Hoàng Việt Hùng - Trưởng khoa Cận lâm sàng Bệnh viện Cầu Treo, điều đọng lại sau những vất vả, khó khăn là những ân tình giữa các lương y với bệnh nhân đặc biệt của mình. Qua cuộc điện thoại tâm tình khá dài, bác sỹ Hùng trao đổi, đợt dịch lần thứ 4 này số lượng bệnh nhân lớn, đến từ nhiều địa phương, nhiều vùng miền, đa dạng về độ tuổi và phần lớn đều có tâm lý lo lắng, thậm chí nhiều người hốt hoảng.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Chuẩn bị sẵn sàng đón bệnh nhân trong đêm

“Lúc đó họ chẳng có ai để chia sẻ, động viên ngoài các y, bác sỹ, bởi vậy, chúng tôi càng cần phải bình tĩnh xử lý và luôn xem bệnh nhân như người thân của mình. Việc tiếp cận bệnh nhân rất hạn chế để tránh nguy cơ lây nhiễm, vì vậy, chúng tôi đã vận dụng nhiều cách để có thể điều trị tâm lý trước khi điều trị các triệu chứng của từng ca bệnh. Qua điện thoại được kết nối bằng các phương tiện Zalo, Facebook, các bác sỹ thường dành nhiều thời gian để nhắn tin, trao đổi, tâm tình cùng bệnh nhân. Đặc biệt, có những tình huống bệnh nhân quá hoảng loạn, căng thẳng thì bác sỹ buộc phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng hộ cá nhân và trực tiếp có mặt ở phòng bệnh để trấn an, giúp họ ổn định tâm lý, phối hợp điều trị bệnh hiệu quả” - bác sỹ Hùng chia sẻ.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hàoNhững “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào
Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hàoNhững “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Tất bật thăm khám cho bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực CKQT Cầu Treo và bữa cơm vội của các y bác sỹ tại đây.

Đợt dịch này, theo chuyện kể của điều dưỡng Nguyễn Thị Hương Thủy - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Cầu Treo, có những bệnh nhân điều trị khi có bệnh nền, tuổi khá cao và cũng có nhiều bệnh nhân là trẻ em, ai cũng cần sự quan tâm đặc biệt trong chăm sóc, điều trị. “Chúng tôi ấn tượng mãi trong một ca trực đêm, có một bé gái tầm 13 - 14 tuổi không có người thân bên cạnh, từ chiếc xe cứu thương chở bệnh nhân đến nhập viện với bộ đồ bảo hộ kín mít, lủi thủi đi vào khu điều trị. Rồi cảnh 3 anh em trong 1 gia đình tự chăm sóc nhau bởi bố mẹ các cháu diễn biến nặng đã chuyển ra Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Nhìn các cháu nhỏ phải cách ly, điều trị vì dịch bệnh, anh chị em chúng tôi không cầm được nước mắt và lúc đó chỉ ước sao có nhiều sức lực để sớm tận diệt được con vi-rút quái ác này. Trong quá trình điều trị, chúng tôi luôn theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân nhỏ tuổi một cách đặc biệt hơn bằng những cuộc gọi hỏi thăm, hướng dẫn, những suất quà bánh, sữa bổ sung chất dinh dưỡng và còn nhờ các bệnh nhân lớn tuổi quan tâm, kèm cặp các em, giúp các em cảm thấy mình đang ở trong một gia đình lớn đầm ấm yêu thương”.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Tình thương ấy, sự chia sẻ ấy không chỉ với đội ngũ cán bộ vòng trong mới bày tỏ, chia sẻ được cùng bệnh nhân, mà từ người nấu cơm, khử khuẩn, thu gom rác…, ở mỗi công việc của mình, đều thầm lặng nỗ lực để góp sức cùng cả tập thể hoàn thành nhiệm vụ. Chị Đào Thị Hòa - điều dưỡng Khoa Nội, Bệnh viện Cầu Treo, làm nhiệm vụ hậu cần ở vòng ngoài, trải lòng: “Hằng ngày, tôi luôn suy nghĩ, phải nấu món gì, chế biến như thế nào để bệnh nhân ăn ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng và qua từng bữa ăn họ cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm, chăm lo của cả cộng đồng”.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Tiếp sức, hậu thuẫn cho 2 cơ sở tiếp nhận, cách ly và điều trị bệnh nhân Covid-19 đầu tiên, ngành y tế luôn dành sự quan tâm đặc biệt về con người, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Từ ngày 13/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cử bác sỹ Hoàng Viết Cường - Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp trực tiếp tham gia điều trị ở Bệnh viện Cầu Treo và ngày 14/6 phân công Tổ công tác 4 bác sỹ trẻ, có năng lực thường trực hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cử bác sỹ Hoàng Viết Cường - Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp trực tiếp tham gia điều trị ở Bệnh viện Cầu Treo.

Bác sỹ Hoàng Viết Cường chia sẻ: “Lần tăng cường thứ 2 cho Bệnh viện Cầu Treo này, công tác điều trị khó khăn hơn rất nhiều lần. Ngoài số lượng đông thì còn có nhiều bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền, trong khi các triệu chứng bệnh của chủng vi-rút mới khá phức tạp, bệnh rất dễ diễn biến nặng. Ngoài thời gian tập trung cho các ca trực, hầu như ngày nào chúng tôi cũng phải hội chẩn chuyên môn cùng các y, bác sỹ ở đây và xin ý kiến của tuyến tỉnh để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất”.

Bác sỹ Nguyễn Văn Diệu - Tổ trưởng Tổ công tác BVĐK tỉnh tăng cường cho Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh trao đổi: “Chúng tôi đang nỗ lực để hỗ trợ anh chị em vận hành trôi chảy các mảng chuyên môn của một cơ sở y tế mới đi vào hoạt động, đặc biệt là công tác tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19. Bước đầu, công việc diễn ra khá thuận lợi, tuy nhiên, đợt điều trị này, các triệu chứng bệnh phức tạp hơn, có 2 bệnh nhân nặng đã được chỉ định chuyển tuyến, bởi vậy, chúng tôi xác định sẽ cắm chốt lâu dài cùng anh em tuyến huyện hoàn thành trọng trách được giao”.

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Bệnh viện Cầu Treo làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Covid 19. Nguồn ảnh : Facebook Bệnh viện Cầu Treo

.......

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Khi những y, bác sỹ ở các cơ sở y tế tuyến huyện đang gồng mình, nỗ lực cao nhất để giúp bệnh nhân chiến đấu với chủng vi-rút mới, thì tuyến tỉnh, với sự chỉ đạo của tỉnh, của ngành đang chủ động triển khai các bước đi ứng phó với tình huống mới của dịch. Các khu điều trị bệnh viện mức độ nặng đang khẩn trương được thiết lập ở Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, BVĐK tỉnh; phương án thành lập bệnh viện dã chiến cũng đang gấp rút triển khai với rất nhiều đầu việc từ hạ tầng, thiết bị máy móc đến đào tạo nhân lực. Nhiều y, bác sỹ, nhân viên y tế đã nhận nhiệm vụ vào cuộc trong trận tuyến này và đang tập trung cao nhất để tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật mới của các bệnh viện trung ương. Họ cũng như những đồng nghiệp đang mang trên vai mình sứ mệnh điều trị bệnh nhân Covid-19 luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng bước lên tuyến đầu, không chùn bước trước gian khó, hiểm nguy, một lòng quyết tâm chung sức cùng tỉnh nhà sớm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.

Thiết kế: Huy Tùng

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào
Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào
Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

Những “pháo đài” chống dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh (bài 2): “Chiến đấu” vòng trong - y, bác sỹ và bệnh nhân chung một chiến hào

(Còn nữa)

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.
5 người bị ngộ độc do ăn nấm

5 người bị ngộ độc do ăn nấm

Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân trú tại thôn 10 xã Hà Linh (Hương Khê - Hà Tĩnh) có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.