Lừa đảo tại Công ty Tiến Phát - vì sao nhiều người sập bẫy!

(Baohatinh.vn) - Xấp xỉ gần 18 tháng “hành nghề”, Giám đốc Công ty Tiến Phát Phạm Văn Tiến đã “gài bẫy” hàng chục người, chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng. Điểm lại quá trình hoạt động của Giám đốc Công ty Tiến Phát, nhiều người không khỏi giật mình trước việc đối tượng này đã dễ dàng kiếm hàng tỷ đồng từ việc lừa đưa người đi xuất khẩu lao động và du học…

Bắt giám đốc lừa ’chạy’ xuất khẩu lao động, xin việc

Từ việc lừa đưa người đi XKLĐ...

Công ty TNHH Cung ứng lao động và thương mại Tiến Phát (Công ty Tiến Phát) có địa chỉ tại số 11 đường Vũ Quang (TP. Hà Tĩnh), được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3001798034, do Sở KH&ĐT Hà Tĩnh cấp ngày 29/10/2014, thay đổi lần 1 ngày 8/5/2015. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Tiến Phát là cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước và đại lý du lịch, do Phạm Văn Tiến (SN 1972, quê ở An Tiến, huyện An Lão, TP Hải Phòng) làm giám đốc.

lua dao tai cong ty tien phat vi sao nhieu nguoi sap bay

Cơ quan công an đọc lệnh bắt tạm giam Phạm Văn Tiến về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2016, với tư cách là Giám đốc công ty, Phạm Văn Tiến đã “tư vấn”, ký cam kết, “ký hợp đồng” đưa người sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Đảo Sip làm việc. Theo đó, Tiến nhận hồ sơ và tiền môi giới của nhiều người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng không tiến hành làm các thủ tục cho họ ra nước ngoài tìm việc làm như đã thỏa thuận. Để lừa được tiền, Tiến đã nhiều lần thông báo lịch bay cho người lao động, nhưng sau đó viện ra lý do để trì hoãn. Mỗi lần thu tiền phí XKLĐ, Tiến đều viết phiếu thu mang tên Công ty Tiến Phát.

Hơn nữa, tuy không có tư cách pháp nhân liên quan với Công ty C.P quốc tế Nhật Minh (Namico) có trụ sở đóng tại T.P Hải Phòng, nhưng trong thời gian từ năm 2012 đến tháng 9/2014 (trước khi thành lập Công ty Tiến Phát), Phạm Văn Tiến mạo danh là Trưởng đại diện Văn phòng Namico tại Hà Tĩnh, tự khắc con dấu để đóng vào các phiếu thu..., đưa người đi XKLĐ.

Cụ thể, tháng 8/2014, dưới danh nghĩa là Trưởng đại diện Văn phòng Namico, Tiến sử dụng các thông báo tuyển lao động của đơn vị này trực tiếp tư vấn cho anh Quách Hữu Hà (Thạch Mỹ, Lộc Hà) cam kết đưa anh này đi XKLĐ tại Nhật Bản. Tiến hứa hẹn sau khi sang Nhật sẽ thu xếp cho anh Hà một việc làm ổn định với thu nhập 26 triệu đồng/tháng, thời gian hợp đồng là 3 năm, gia hạn thêm 2 năm. Tiến đã thu của anh Hà số tiền 100 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa được xuất cảnh như lời của Tiến. Bằng những thủ đoạn trên, Phạm Văn Tiến đã chiếm đoạt của 9 lao động ở Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà và Nghi Xuân số tiền 730 triệu đồng.

…đến tư vấn du học trái phép

Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2015, Phạm Văn Tiến đưa ra thông tin Công ty Tiến Phát còn có chức năng tư vấn sang Australia du học mà không cần trình độ tiếng Anh, vừa học vừa làm thêm thu nhập khoảng 2.000 USD/tháng. Tiến còn mồi chài các “du học sinh tương lai” là sau thời gian học tiếng sẽ có nơi nhận vào vừa học vừa làm, thu nhập khoảng 60-70 triệu đồng/tháng, thời gian đi từ 5-8 năm. Bằng chiêu trò này, Tiến đã nhận hồ sơ và lừa lấy của nhiều người với số tiền nhiều trăm triệu đồng.

Ký hợp đồng đưa người đi lao động, tư vấn du học, mở các tour du lịch… Phạm Văn Tiến và Công ty Tiến Phát đều làm tất! Thế nhưng trên thực tế Công ty Tiến Phát không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi XKLĐ ở nước ngoài cũng như hoạt động tạo nguồn, cung ứng lao động theo quy định; không có chức năng hoạt động dịch vụ tư vấn du học; không có chức năng tổ chức tour du lịch trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Với những chiêu trò này, chỉ sau gần 18 tháng, Giám đốc Công ty Tiến Phát đã đánh trúng tâm lý nhẹ dạ của hàng chục người, chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng. Từ đây có thể đặt rất nhiều câu hỏi mà rồi đây các cơ quan chức năng cần phải làm rõ: vì đâu các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn về XKLĐ, tư vấn du học, du lịch... không phát hiện, ngăn chặn những sai phạm này? Chỉ đến khi những người bị hại tố cáo với cơ quan chức năng, Giám đốc Công ty Tiến Phát mới lộ chân tướng?

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.