Giống như xu hướng những năm gần đây, các bộ phim ăn khách nhất của điện ảnh xứ sở hoa anh đào đều dựa trên nguyên tác có sẵn như truyện tranh, văn học hoặc phim truyền hình
10. I Am a Hero - 12,14 triệu USD: Một loại virus bí ẩn biến con người thành xác sống với sức mạnh phi thường, đẩy đất nước Nhật Bản trước thảm cảnh diệt vong. Giữa bao rối ren là anh chàng hiền lành Hideo Suzuki (Yo Oizumi), với chuyến hành trình sinh tồn và khám phá những điều bí mật đằng sau loài virus bí ẩn, đồng thời giúp đỡ nhiều người vô tội xung quanh. I Am a Hero được thực hiện dựa trên nguyên tác truyện tranh của Kengo Hanazawa và tác phẩm chuyển thể rất được người hâm mộ tại Nhật Bản đón nhận. Ảnh: Toho
9. Saraba Abunai Deka: Long Goodbye - 13 triệu USD: Tại Nhật Bản, Abunai Deka là loạt phim truyền hình ra đời năm 1986, xoay quanh những câu chuyện phá án của bộ đôi thám tử Takayama (Hiroshi Tachi) và Kinoshita (Kyôhei Shibata) tại vùng Kanagawa. Năm nay, họ quyết định tái ngộ để thực hiện bộ phim điện ảnh mới mang tên Long Goodbye. Với cộng đồng fan nội địa đông đảo trải dài qua hơn ba thập kỷ, không ngạc nhiên khi phim gây ra “sốt” nhẹ tại xứ sở hoa anh đào hồi đầu năm. Ảnh: Toei
8. 64: Part II - 14,26 triệu USD: Dựa trên cuốn tiểu thuyết ăn khách 64 của Hideo Yokoyama, các nhà làm phim thực hiện hai tập phim điện ảnh chuyển thể. Nội dung tác phẩm bắt đầu năm 1989, với một vụ bắt cóc mà cảnh sát không thể nào tìm ra thủ phạm. Nếu như không thể bắt được kẻ gây án sau 14 năm, vụ án sẽ trở nên mất hiệu lực. Nhưng đúng năm 2002, một vụ bắt cóc có nhiều tình tiết tương tự xảy ra, khiến viên thanh tranh Yoshinobu Mikami như tìm được “ánh sáng cuối đường hầm”. Ảnh: Toho
7. Crayon Shin-chan: Fast Asleep! Dreaming World Big Assault! - 17,5 triệu USD: Manga là nguồn tài nguyên bất tận đối với các nhà làm phim Nhật Bản và Cậu bé bút chì cũng nằm trong số đó. Đây đã là bộ phim hoạt hình dài thứ 24 về cậu bé Shinnosuke Nohara tinh nghịch, đáng yêu. Chuyện phim bắt nguồn từ một cơn ác mộng mà Shin-chan và nhiều người hàng xóm cùng mơ thấy, đưa cậu bé tới chuyến hành trình với đầy rẫy những bất ngờ. Ảnh: Toho
6. 64: Part I - 17,7 triệu USD: Tập mở đầu của 64 có doanh thu tốt hơn một chút so với phần hai, với độ chênh lệch khoảng 3 triệu USD. Đó là một thành công lớn bởi 64: Part I ra rạp gần như cùng lúc với bom tấn Captain America: Civil War của Hollywood. Ảnh: Toho
5. Evergreen Love - 17,8 triệu USD: Tác phẩm điện ảnh lãng mạn được thực hiện dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Hiro Arikawa, lần đầu xuất bản năm 2009. Chuyện phim xoay quanh Sayaka (Mitsuki Takahata), một cô gái văn phòng có cuộc sống tẻ nhạt. Bất ngờ một đêm, cô phát hiện thấy chàng trai tên Itsuki (Takanori Iwata) ngất trước cửa nhà mình. Sự kiện là bước ngoặt đối với cuộc đời Sayaka, giúp cô tìm thấy tình yêu lớn trong đời. Chỉ có điều, Itsuki lại mang những bí mật mà không một ai có thể ngờ tới. Ảnh: Shochiku
4. Assassination Classroom: The Graduation - 31,3 triệu USD: Đây là một bộ phim điện ảnh live-action nữa được thực hiện dựa trên truyện tranh của Nhật Bản trong thời gian qua. The Graduation nối tiếp những sự kiện ở Assassination Classroom - Lớp học ám sát năm 2015. Lúc này, thời gian không còn nhiều nhặn nữa và các học sinh phải mau chóng tìm cách hạ gục thầy Koro để giải cứu Trái đất sau khi nhận được hàng loạt bài học đáng quý từ gã. Ảnh: Toho
3. Nobunaga Concerto: The Movie - 36,1 triệu USD: Cũng được thực hiện dựa trên truyện tranh, Nobunaga Concerto theo chân Saburo - cậu học sinh trung học vô tình du hành ngược thời gian trở về thời Chiến quốc đầy loạn lạc của Nhật Bản. Ở đó, cậu vô tình nhận ra số phận của mình chính là trở thành Oda Nobunga, vị tướng lừng danh có công thống nhất toàn cõi nước Nhật. Tác phẩm từng được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ từ năm 2014 với vai chính thuốc về Shun Ogori. Ở phiên bản điện ảnh, tài tử điển trai tiếp tục đảm nhận vai trò đó. Ảnh: Toho
2. Doraemon: Nobita and the Birth of Japan 2016 - 36,3 triệu USD: Kể từ khi ra đời năm 1969 trên những trang truyện tranh, chú mèo máy Doraemon đã chinh phục nhiều thế hệ khán giả Nhật Bản nói riêng và toàn thế giới nói chung. Từ năm 1980, trung bình cứ mỗi năm người ta lại được theo dõi một phim hoạt hình dài về nhân vật và nhóm bạn tinh nghịch của cậu. Năm nay, đó là tập phim Doraemon: Nobita và nước Nhật thời nguyên thủy, dựa trên tập truyện dài Chiến thắng quỷ Kamat. Dẫu đây chỉ là phiên bản làm lại từ tác phẩm hoạt hình năm 1989, nó vẫn thu hút một lượng khán giả khổng lồ tại Nhật Bản hồi mùa xuân. Ảnh: Toho
1. Detective Conan: The Darkest Nightmare - 57 triệu USD: Có lẽ tình yêu lớn lao mà khán giả dành cho Thám tử Conan là một trong những nguyên nhân khiến tác giả Gosho Aoyama tới nay chưa thể khép lại câu chuyện trinh thám kéo dài từ năm 1994 tới nay. Thương hiệu tiếp tục là “con gà đẻ trứng vàng” tại phòng vé khi The Darkest Nightmare tạm giữ danh hiệu phim Nhật Bản ăn khách nhất 2016 sau sáu tháng đầu năm. Chuyện phim mở đầu bằng nhiều tình tiết mới về tổ chức Áo Đen, và cuộc gặp gỡ giữa Conan với một người phụ nữ có hai màu mắt khác nhau bị mất trí nhớ. Dường như cô ta chính là đồng bọn của những kẻ từng khiến Shinichi Kudo bị thu nhỏ năm xưa. Ảnh: Toho
Ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân và du khách về đền Chợ Củi (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) du xuân, chiêm bái cầu cho một năm mới mưa thuận gió hoà, sức khoẻ, bình an.
Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Táo Quân 2025 sau khi phát sóng trên VTV đã nhận được sự quan tâm của nhiều khán giả. Theo đó, đa phần dành lời khen ngợi cho chương trình vì khai thác các vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội.
Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Khoảnh khắc cô cháu nhỏ cùng ông ngoại đi chợ Tết ở Hà Tĩnh đã mang đến một hình ảnh bình dị, thân thương, khiến cộng đồng mạng "thổn thức" nhớ về những kỷ niệm xưa cũ.
Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh và đón nhận bằng vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã để lại nhiều dư âm tốt đẹp. Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu những chia sẻ của nhà văn Đức Ban - tác giả kịch bản “Trăm năm ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông”.
Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Từ những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm, ngày Tết Ất Tỵ của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) rộn ràng, ấm cúng hơn.
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - "Bộ tứ báo thủ" - không "nặng đô" như "Mai" và có thể thua về doanh thu.
Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Đại sứ các nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ hát bằng tiếng Việt ca khúc "Năm qua đã làm gì" cùng dàn hợp xướng Gió Xanh để mừng năm mới Ất Tỵ.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Linh vật rắn chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 tại chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ, TP Hà Tĩnh) được các nghệ nhân hoàn thành trong 1 tháng với tạo hình thú vị, hấp dẫn du khách tham quan.
Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.
Mỗi chiếc xe phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954-1969 là một bảo vật, là một câu chuyện lịch sử lưu giữ giá trị đặc biệt sâu sắc đối với quốc gia, dân tộc và tình cảm hữu nghị quốc tế.
Chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” với những tiết mục hết sức đặc sắc đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia và đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả.
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Nam có tựa đề "Sống dậy một hồn quê" đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả về người nhạc sỹ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật Hà Tĩnh và đất nước.