10 tội danh có thể bị phạt tiền từ ngày 1/7

Một trong những quy định quan trọng nổi bật tại Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 1-7-2016 đó là người phạm một số tội có thể chỉ bị phạt tiền mà không phải đi tù.

Theo quy định của BLHS 2015 thì nhóm tội cố ý gây thương tích, vô ý gây thương tích có 4 hành vi được nộp tiền thay vì chịu hình phạt tù đối với thương tích gây ra cho bị hại từ 31% đến 60%, và số tiền phải nộp phạt để không phải chịu tù thấp nhất là 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các tội tổ chức tảo hôn, tội làm nhục người khác, lập quỹ trái phép... cũng được bổ sung hình phạt tiền.

Dưới đây là những trường hợp phạm tội có thể bị phạt tiền mà không bị phạt tù sau:

1. Gây thương tích do nạn nhân có hành vi trái pháp luật

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại khoản 1 điều 135 quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm”.

2. Gây thương tích đi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại khoản 1 điều 136 quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì bị phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

3. Vô ý gây thương tích cho người khác

Khoản 1 điều 138 quy định tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nêu: Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

4. Bị phạt tiền khi làm nhục người khác

Khoản 1 điều 155 quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

5. Xâm phạm quyền bình đẳng giới

Khoản 1 điều 165 quy định: Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

6. Tội tổ chức tảo hôn

Điều 183 quy định: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

7. Tội quảng cáo gian dối

Khoản 1 điều 197 quy định người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

8. Lập quỹ gây trái phép

Điều 205 quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50-200 triệu đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

9. Vi phạm quy định về duy tu sửa chữa quản lý các công trình giao thông

Khoản 1 điều 281 quy định người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không mà có một trong các hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

10. Cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

Điều 231 Bộ luật hình sự quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100-300 triệu đồng thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể từ 200 triệu đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Theo Tuổi Trẻ

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.