12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

Có nhiều loại hóa chất có thể gây hỏng bề mặt đồ vật nếu như sử dụng sai cách.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

1. Nước rửa bát nên được pha loãng bên ngoài

Nếu sử dụng quá nhiều nước rửa bát sẽ có tác dụng ngược. Một phần hóa chất sẽ lưu lại trên bát đĩa, rất dễ theo thức ăn thâm nhập vào cơ thể, ngoài ra cũng khiến chén đĩa mất đi độ bóng đẹp vốn có.

Bởi vậy nên pha loãng nước rửa bát mỗi lần rửa. Không nên pha loãng trực tiếp trong chai, vì vi khuẩn có thể sản sinh trong hỗn hợp đó. Tốt nhất đổ nước rửa bát vào bồn rửa với một ít nước nóng để pha loãng.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

2. Những bề mặt không nên sử dụng dung dịch chứa clo

Thứ nhất là gạch men. Nguyên nhân là chất tẩy rửa trong dung dịch chứa clo khá mạnh, có thể làm xỉn màu gạch.

Thứ hai là kim loại thép không rỉ, bởi khi clo tiếp xúc với bề mặt này, tạo ra phản ứng hóa học, dễ hình thành vết ố hoặc rỉ sét. Cũng không nên dùng chất tẩy chứa clo để cọ rỉ sét, không những không sạch mà rỉ sét trở nên cứng, khó loại bỏ hơn mà thôi.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

3. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng chất đánh bóng cho đồ gỗ

Chất đánh bóng được chia thành hai loại: Chất đánh bóng gốc dầu và chất dạng nhũ có gốc từ nước. Ưu điểm của cả hai loại này là loại bỏ vết bẩn khá tốt, nhưng chất đánh bóng gốc dầu lại có nhược điểm như bám bụi và dầu sẽ chuyển màu theo thời gian, khiến nội thất trông có vẻ bẩn hơn.

Với những bề mặt chất liệu laminate, không nên sử dụng chất đánh bóng. Nguyên nhân là trong chất đánh bóng chứa dầu hoặc sáp, rất dễ lưu lại vết bẩn gây bám bụi và làm hỏng lớp bảo vệ vật liệu.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

4. Chất tẩy rửa chứa clo không nên dự trữ trong nhà

Chất tẩy rửa cũng là một trong những sản phẩm được nhiều người ưu tiên dự trữ trong nhà, phòng khi cần dùng đến. Có nhiều loại hạn sử dụng dài, không biến đổi theo thời gian, nhưng với những hóa chất chứa clo không nên sử dụng sau 6 tháng, tính từ ngày mở nắp. Nguyên nhân là sau thời gian này, hóa chất mất đi tính khử trùng.

Không chỉ vậy, clo rất kị nước nóng. Khi gặp nhiệt độ cao, các hóa chất chứa clo sẽ bị phá hủy, khiến chúng không còn tác dụng. Bởi vậy ngay cả thời điểm hóa chất vẫn trong hạn sử dụng, nên sử dụng nước lạnh với loại tẩy rửa này.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

5. Không sử dụng khăn giấy khô lau màn hình

Dù không phủ nhận tính hữu ích của khăn giấy với nhà bếp, nhưng điều đó không có nghĩa chúng phát huy hiệu quả trên tất cả các bề mặt. Khăn giấy không phải lúc nào cũng hút nước tốt, nên không thể làm sạch mặt bàn và thớt hiệu quả.

Thành phần cấu tạo nên khăn giấy là những sợi giấy, chúng thô và khá cứng so với sợi micro. Bởi vậy nếu sử dụng sản phẩm này cho màn hình máy tính, ti vi... rất dễ để lại vết xước, thậm chí phá hủy các tinh thể nếu ấn vào màn hình quá mạnh.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

6. Khăn lau kháng khuẩn có thể làm hỏng chất liệu da

Khăn lau kháng khuẩn được ngâm trong hóa chất, không nên sử dụng cho tất cả các bề mặt, đặc biệt với gỗ. Gỗ sẽ mất đi độ sáng bóng nếu sử dụng khăn lau kháng khuẩn vì hóa chất này cần nhiều thời gian để khô, do đó mặt bàn hay sàn nhà có thể bị hỏng.

Với những đồ làm bằng da, cũng không nên sử dụng loại khăn này. Hóa chất trong khăn lau kháng khuẩn có thể làm bay hơi dầu da tự nhiên, bề mặt da vì thế trở nên khô cứng và nứt nẻ.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

7. Không sử dụng nước rửa bát lau vết bẩn trên thảm

Ngoài công dụng làm sạch bát đũa, nước rửa bát còn giúp loại bỏ bụi bẩn trên thảm. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hoặc sử dụng quá nhiều, phần sót lại của chất lỏng trên thảm sẽ khiến vật liệu này trở nên dính nhớp. Đây là nguyên nhân khiến thảm hút nhiều bụi hơn, khiến bạn phải vệ sinh chúng thường xuyên hơn.

Nước rửa bát cũng không nên sử dụng cho ấm pha cà phê Moka, bởi chúng sẽ loại bỏ lớp dầu mỏng bên trong ấm. Với nhiều tín đồ cà phê, họ cho rằng chính loại dầu này khiến vị cà phê thơm ngon hơn.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

8. Chất tẩy rửa đa năng không sử dụng cho tất cả các bề mặt

Chất tẩy rửa đa năng là cứu cánh của nhiều người nội trợ khi chỉ với một chai, có thể làm sạch nhiều bề mặt trong nhà. Tuy nhiên không phải tất cả đều như vậy. Nếu sử dụng loại hóa chất này trên bề mặt gỗ, màu sắc gỗ sẽ thay đổi.

Ngoài ra cũng không nên sử dụng chất tẩy rửa đa năng cho đá cẩm thạch và đồng. Tốt nhất nên thử sử dụng trên một khu vực nhỏ để xem những bề mặt này có bị ố vàng hay không.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

9. Không nên sử dụng chất tẩy rửa có mùi thơm

Hiện nay không ít chất tẩy rửa có mùi thơm quyến rũ. Tuy nhiên sự thật là có một số nhà sản xuất đã sử dụng phthalates để tạo mùi cho sản phẩm. Phthalates từng được cảnh báo có thể nguy hại tới sức khỏe con người.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

10. Không nên sử dụng nước giặt chứa enzym cho len hoặc lụa

Với những loại vải mỏng manh, không nên sử dụng nước giặt sinh học chứa enzym. Nguyên nhân là enzym trong nước tẩy rửa được cho là giúp loại bỏ các vết bẩn protein và chất béo. Tuy nhiên bản thân chúng lại không thể phân biệt được giữa protein từ chất bẩn và protein từ sợi nguyên liệu. Sự nhầm lẫn này sẽ phá hủy kết cấu của len hoặc lụa, tạo lỗ thủng hay phá vỡ các liên kết sợi.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

11. Không rửa đồ gỗ bằng nước lau kính

Hóa chất trong nước lau kính có thể phá hủy lớp đánh bóng và lớp vecni có trên bề mặt gỗ. Để loại bỏ vết bẩn trên gỗ, tốt nhất nên sử dụng hỗn hợp giấm trắng và dầu để làm bề mặt sáng bóng.

Nước lau kính còn có tác dụng loại bỏ dấu vân tay nhờn nhưng không nên sử dụng chúng cho màn hình máy tính hay tivi, bởi chúng có thể làm hỏng hoặc ố vàng màn hình.

12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa không hỏng đồ đạc

12. “Nhiều hơn” không có nghĩa là “tốt hơn”

Đừng nên hiểu rằng càng nhiều chất tẩy rửa, đồ vật càng sạch, đôi khi sẽ có hiệu quả ngược lại. Chất lỏng dư thừa trên bề mặt sẽ khiến vật liệu trở nên bám dính và hút bụi nhiều hơn, đồng thời trở thành môi trường tuyệt với cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài việc chọn chất tẩy rửa phù hợp, cũng cần sử dụng đúng cách. Ví dụ, để loại bỏ tốt vết bẩn, nên để bột giặt trên vết bẩn 10-15 phút rồi bắt đầu giặt. Bạn sẽ ít tốn công sức hơn mà vết bẩn cũng nhanh chóng bị loại bỏ.

Theo VNE

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?