15 người thiệt mạng và 400 người mất tích sau vụ cháy trại tị nạn ở Bangladesh

Theo Đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ở Bangladesh, vẫn còn 400 người mất tích và ít nhất 10.000 túp lều bị thiêu rụi. Hiện các nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm các nạn nhân.

15 người thiệt mạng và 400 người mất tích sau vụ cháy trại tị nạn ở Bangladesh

Cảnh đổ nát sau vụ hỏa hoạn tại trại tị nạn ở Ukhia, Bangladesh, ngày 23/3/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Liên hợp quốc ngày 23/3 cho biết ít nhất 15 người đã thiệt mạng và 400 người mất tích sau một vụ cháy lớn ở trại tị nạn của người Rohingya tại Bangladesh. Ngoài ra, vụ cháy còn làm 560 người bị thương và 45.000 người phải tháo chạy.

Ông Johannes Van der Klaauw, đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ở Bangladesh , vẫn còn 400 người mất tích và ít nhất 10.000 túp lều bị thiêu rụi. Hiện các nhân viên cứu hộ cũng như gia đình có người bị mất tích đang tìm kiếm các nạn nhân.

Trại Balukhaila là một trong những trại đông đúc nhất với hàng chục nghìn người tị nạn từ Myanmar ở huyện Cox"s Bazar.

Theo cảnh sát và các nhóm cứu trợ, đám cháy bùng phát ngày 22/3 và làm ít nhất 50.000 người mất nơi ở khi thiêu rụi hàng nghìn túp lều tồi tàn được dựng lên bằng tôn phế liệu, nhựa và bìa cáctông nên rất dễ bốc cháy.

Đây là vụ cháy thứ ba tại các trại tị nạn này trong bốn ngày qua, hai vụ cháy khác xảy ra hôm 19/3 phá hủy nhiều túp lều. Hai đám cháy lớn cũng xảy ra tại các trại này hồi tháng 1, làm hàng nghìn người mất nơi ở và phá hủy 4 trường học của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).

Toàn bộ khu tị nạn gồm 4 khu vực với khoảng 124.000 người. Những người sống ở đây từng phải đi tản 2 lần. Họ vốn đã tay trắng, nhưng tình cảnh hiện nay càng khiến hoàn cảnh của họ tệ hơn.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.